28/06/2019 10:42 GMT+7

Gặp người bị nạn, ứng xử thế nào cho đúng luật?

TUYẾT MAI
TUYẾT MAI

TTO - Làm ngơ, không cứu giúp người bị nạn không chỉ là sự vô cảm, thiếu tình người mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gặp người bị nạn, ứng xử thế nào cho đúng luật? - Ảnh 1.

Camera ghi lại cảnh tài xế taxi xuống xe nhìn đôi nam nữ xong rồi rời đi - Ảnh: Cắt từ video

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, rạng sáng 25-6, đôi nam nữ đi xe máy trên đường Tân Hương, đến đoạn giao với đường Võ Công Tôn thuộc phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM thì va chạm với xe taxi chạy cùng chiều đang rẽ trái.

Camera ở hiện trường ghi lại hình ảnh tài xế taxi Hãng Vinasun xuống đứng nhìn nạn nhân rồi rời đi. Khoảng thời gian sau đó, có 17 xe máy và một ôtô 4 chỗ đi qua khu vực xảy ra tai nạn, thấy cảnh nam thanh niên vùng vẫy kêu cứu, còn cô gái nằm bất động trên vỉa hè, nhưng chỉ có một người đi xe máy dừng lại. 

Hai nạn nhân sau đó được xác định là chị N.T.M.T. (25 tuổi, quê Bến Tre), đã tử vong và anh N.H.L., bị thương nặng phải đi cấp cứu.

Vụ việc khiến dư luận phẫn nộ về sự vô cảm giữa người với người. 

Không những vậy, theo quy định của pháp luật, người thấy người khác gặp nạn mà không cứu giúp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư Lê Trung Phát (Đoàn luật sư TP.HCM), đối với vụ tai nạn rạng sáng 25-6, cơ quan chức năng cần làm rõ có hay không có va chạm giữa xe máy và xe taxi, để từ đó xác định trách nhiệm của tài xế taxi trong vụ việc này.

Nếu cơ quan chức năng xác định vụ tai nạn có lỗi của tài xế taxi thì người này sẽ bị khởi tố theo Điều 260 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tình tiết định khung được quy định tại Khoản 2 Điều 260 "gây ra tai nạn…cố ý không cứu giúp nạn nhân", khung hình phạt sẽ từ 3-10 năm tù.

Trường hợp người tài xế taxi không có lỗi trong vụ tai nạn thì người này vẫn có thể bị khởi tố tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 BLHS, với khung hình phạt lên đến 2 năm tù.

Bởi trong trường hợp này, tài xế taxi đã dừng xe để quan sát, biết rõ nạn nhân vừa bị tai nạn, anh ta có xe taxi để có thể chở nạn nhân đến bệnh viện, có bộ đàm trên xe để thông báo cho tổng đài nhờ trợ giúp để cứu nạn nhân, nhưng anh ta đã không cứu giúp nạn nhân.

Không chỉ có tài xế taxi mà đối với những người đi đường đã dừng lại quan sát tình trạng của nạn nhân, nhưng sau đó không cứu giúp nạn nhân mà bỏ đi, nếu cơ quan chức năng xác định được danh tính của họ, lúc đó họ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 132 BLHS như nêu trên.

Đồng quan điểm, luật sư Hoàng Thị Thu (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng sau khi xem đoạn trích video có thể thấy taxi đang quẹo trái, đôi nam nữ đi xe máy tốc độ rất nhanh, va chạm mạnh vào đuôi xe taxi dẫn đến tai nạn. 

Trường hợp sau quá trình điều tra chứng minh và xác định được người tài xế taxi là người vô ý gây ra tai nạn mà bỏ đi, không cứu giúp người bị tai nạn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 132 nêu trên.

Gặp người bị nạn, ứng xử thế nào cho đúng luật? - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường ngày 25-6 - Ảnh: MINH HÒA

Nếu một ngày chúng ta gặp nạn...

Cứu giúp người bị nạn không chỉ là tình người mà còn là nghĩa vụ. Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc giúp người gặp nạn có thể đem đến không ít phiền phức cho bản thân như: bị cơ quan công an mời lên làm việc nhiều lần, bị người nhà nạn nhân hiểu lầm hành hung... từ đó dẫn đến tâm lý e ngại, không nhiệt tình trong việc cứu giúp những người gặp nạn.

Theo luật sư Phát, một số người dân sợ liên lụy đến mình nên không nhiệt tình cứu giúp người gặp nạn. Đây chưa phải là một suy nghĩ đúng đắn, bởi giữa việc cứu giúp tính mạng của một con người quan trọng hơn nhiều so với những tổn thất về thời gian hay sự phiền toái mà họ nghĩ họ có thể phải đối mặt. 

Nếu chỉ biết nghĩ cho mình thì vô tình có thể phải đối mặt với trách nhiệm hình sự do hành vi không cứu giúp nạn nhân. Hơn thế nữa, tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, đứng trước những tình huống này, mọi người nên đặt mình vào hoàn cảnh của bị nạn để thấy được sự mong mỏi được giúp đỡ của người khác là to lớn như thế nào. 

"Hãy thử hình dung, chẳng may chúng ta gặp nạn nhưng những người xung quanh chỉ khoanh tay đứng nhìn vì sợ vạ lây thì chúng ta sẽ cảm thấy ra sao, nhất là những tình huống nguy hiểm đến tính mạng" - luật sư Phát nói.

Giúp người bị nạn thế nào để không bị phiền phức?

Luật sư Hoàng Thị Thu cho rằng khi gặp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, việc đầu tiên nên làm là gọi cấp cứu 115 (có thể hỏi họ về cách sơ cứu cho người đang gặp nạn) và gọi cảnh sát 113 để báo về sự việc. 

Sau đó, dùng điện thoại chụp hoặc quay phim lại hiện trường lúc đó. Tiếp đó, nên hô hào nhiều người cùng giúp và/hoặc nhờ họ quay phim lại toàn bộ quá trình cứu giúp người. Nếu người gặp nạn còn tỉnh táo thì hỏi họ cách liên hệ để báo tin cho người thân của họ.

Như vậy, ngay khi cảnh sát đến thì có thể bàn giao hình chụp hoặc phim vừa quay được để hỗ trợ quá trình điều tra sự việc nhanh chóng, tránh khỏi việc bị cơ quan điều tra mời đến tường trình sự việc nhiều lần và cũng như sẽ không bị người thân của người bị nạn hiểu lầm.

Luật sư Lê Trung Phát cũng khuyến cáo khi phát hiện sự việc, nên dùng điện thoại quay lại clip hiện trường, gọi điện cho lực lượng cảnh sát 113 để thông báo sự việc hoặc gọi điện cho người thân ở gần hiện trường đến cùng hỗ trợ.

Theo luật sư Phát, đối với những người được xác định tham gia cứu giúp người bị nạn, cơ quan công an có thể tiến hành lấy lời khai tại nhà của họ, tại nơi họ làm việc, hoặc theo lịch hẹn của họ. Bởi pháp luật cho phép việc lấy lời khai ngoài trụ sở của cơ quan công an nếu xét thấy cần thiết. 

Cơ quan công an không nên cứng nhắc phải triệu tập họ đến trụ sở, như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Khi nào thật sự rõ ràng về việc họ có liên quan đến tai nạn, thì lúc đó hãy triệu tập họ đến trụ sở để làm việc.

"Nếu làm được hai việc này, tôi tin rằng, chúng ta sẽ ít phải chứng kiến những cảnh tượng như trong vụ việc này" - luật sư Phát nói.

TTO - Bước đầu, các bác sĩ xác định nam thanh niên trong vụ tai nạn trên đường Võ Công Tôn (P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) bị dập não, xuất huyết thái dương phải.

TUYẾT MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba anh em ruột bị sát hại sau cuộc nhậu, 2 người chết, 1 người bị thương

Ba anh em ruột ở Đồng Tháp nhậu chung với hai người bạn, trong lúc nhậu xảy ra cự cãi dẫn đến đánh nhau, khiến hai anh em ruột chết tại chỗ.

Ba anh em ruột bị sát hại sau cuộc nhậu, 2 người chết, 1 người bị thương

Công chứng viên có vai trò gì trong vụ ông Đinh Trường Chinh thâu tóm 'đất vàng'?

Cơ quan điều tra xác định công chứng viên Phòng công chứng số 7 và Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM có sai phạm.

Công chứng viên có vai trò gì trong vụ ông Đinh Trường Chinh thâu tóm 'đất vàng'?

Thưởng nóng các đơn vị phá nhanh vụ án bắt người để ép trả nợ

Bộ Công an quyết định thưởng đột xuất cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an xã Hàm Liêm, tỉnh Lâm Đồng vì đã triệt phá nhanh vụ việc.

Thưởng nóng các đơn vị phá nhanh vụ án bắt người để ép trả nợ

Vụ thâu tóm 'đất vàng' ở trung tâm TP.HCM: Ông Đinh Trường Chinh hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng

Cơ quan điều tra xác định ông Đinh Trường Chinh thông qua phương án góp vốn, thoái vốn để chuyển nhượng khu đất của Vinafood II với giá thấp, sau đó chuyển nhượng cho đơn vị khác để hưởng 970 tỉ đồng chênh lệch.

Vụ thâu tóm 'đất vàng' ở trung tâm TP.HCM: Ông Đinh Trường Chinh hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng

Muốn lập di chúc chia đất cho các con thể hiện rõ diện tích, vị trí, cần lưu ý gì?

Ba tôi có 5 người con, nay muốn lập di chúc chia đất cho các con và muốn thể hiện cụ thể diện tích, vị trí phần đất mỗi con sẽ được nhận trên di chúc để tránh tranh chấp sau này. Vậy giờ gia đình chúng tôi cần làm gì?

Muốn lập di chúc chia đất cho các con thể hiện rõ diện tích, vị trí, cần lưu ý gì?

Hai thiếu niên 14 tuổi trộm nhiều xe máy, máy bơm nước

Hai thiếu niên 14 tuổi cùng thực hiện một vụ trộm xe máy. Mở rộng điều tra, công an xã phát hiện 6 máy bơm nước là tang vật nhiều vụ trộm khác.

Hai thiếu niên 14 tuổi trộm nhiều xe máy, máy bơm nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar