20/11/2022 10:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gặp chứng tiểu không kiểm soát, có nên uống nước mát trị bệnh?

BÌNH NGHI
BÌNH NGHI

TTO - Tiểu không kiểm soát không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người đã chọn uống nước mát với mong muốn tình trạng này được cải thiện, nhưng điều này có đúng?

Gặp chứng tiểu không kiểm soát, có nên uống nước mát trị bệnh? - Ảnh 1.

Điều dưỡng Bệnh viện Bình Dân TP.HCM chăm sóc người bệnh - Ảnh: BÌNH NGHI

Bác sĩ Lê Hoàng Mỹ Hạnh (khoa niệu nữ - niệu chức năng Bệnh viện Bình Dân TP.HCM) cho biết tiểu không kiểm soát (hay còn gọi là són tiểu) là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không kiểm soát. Bệnh không chỉ gặp nhiều ở phụ nữ lớn tuổi, mà còn gặp cả nam giới, kể cả trẻ em.

Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ tiểu không kiểm soát là 30%. Tỉ lệ này tăng dần theo độ tuổi, chẳng hạn ở phụ nữ trẻ là 20-30%, phụ nữ trung niên là 30-40%, và ở phụ nữ ở độ tuổi lớn hơn thì khoảng 50%. Còn ở nam giới, tỉ lệ người bị tiểu không kiểm soát chiếm 10%.

Về nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát, bác sĩ Hạnh cho hay có rất nhiều yếu tố nguy cơ như mang thai, béo phì, mãn kinh.

Tình trạng này cũng gặp ở bệnh nhân đã trải qua cuộc mổ gần vùng chậu, hay người mắc các bệnh về cơ xương khớp nên gặp khó khăn vận động, di chuyển đến nhà vệ sinh...

Với người mắc chứng bệnh tiểu không kiểm soát, dù không cần phải cấp cứu nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống lâu dài của người bệnh khi họ phải đối diện tình trạng ẩm ướt từ nước tiểu rỉ ra ngoài, gây ra các bệnh về da (nhiễm trùng da, lở loét, phát ban...) kèm theo mùi hôi khó chịu.

Một số trường hợp nặng, người bệnh gánh thương tật suốt đời vì ảnh hưởng đến chức năng thận, gây nhiễm trùng không hồi phục.

Vậy làm sao để biết chính xác bản thân đang bị tiểu mất kiểm soát và ở mức độ nào? Bác sĩ Hạnh đưa ra loạt câu hỏi sau:

Có bao giờ bạn cảm giác đi tiểu nhưng không hết? Bạn cần phải đi gấp vào nhà vệ sinh để kịp tiểu? Bạn lo lắng về việc không kiểm soát nước tiểu?

Đã bao giờ bạn đã bị rỉ nước tiểu trước khi vào nhà vệ sinh, khi đang vận động, tập thể dục, hay thay đổi tư thế từ nằm ngồi sang đứng hay khi vận động ho, gắng sức?

Nếu bạn mắc một trong những dấu hiệu từ các câu hỏi trên thì có liên quan đến tình trạng tiểu không kiểm soát, cần đến các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng sau này.

Về việc điều trị chứng bệnh tiểu không kiểm soát, bác sĩ Hạnh cho biết với mức độ nhẹ, bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng nào. Nhưng khi bệnh đã có biến chứng nặng như suy thận thì lúc này việc điều trị khó khăn hơn.

Trước thực tế nhiều người truyền tai nhau uống các loại đồ uống có tính lạnh, mát sẽ có lợi đối với những người bị tiểu không kiểm soát hay mắc các bệnh về thận nói chung, bác sĩ Hạnh cho rằng điều này không đúng vì khi uống nước mát sẽ làm tăng tính lợi tiểu, do đó còn làm tăng tình trạng tiểu không kiểm soát của bệnh nhân.

Để bệnh được điều trị hiệu quả và khỏi hoàn toàn, người bệnh nên đi khám sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng cần hiểu rõ bệnh lý của mình để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và có lối sống phù hợp.

Theo đó nên duy trì cân nặng hợp lý; uống vừa đủ theo nhu cầu, tránh uống nước uống có cồn hoặc caffeine (trà, cà phê, nước ngọt, nước có gas...); tránh ăn thức ăn nóng, chua, cay mà cần tăng cường rau xanh, trái cây; tránh táo bón; tập luyện các bài tập tác động đến bàng quang, cơ sàn chậu.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Điều trị bằng phẫu thuật tiểu không kiểm soát khi gắng sức

TOT là kỹ thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ít xâm hại với tỷ lệ khỏi bệnh cao, rút ngắn số ngày nằm viện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar