30/10/2021 18:33 GMT+7

Gần 6 tháng TP.HCM chống dịch COVID-19: ‘Thời khắc khốc liệt nhất lịch sử ngành y tế’

XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG
XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG

TTO - 'Gần 6 tháng TP.HCM chống dịch, đã có những đau thương, mất mát rất lớn chưa từng có trong lịch sử. Thành phố không thể nào quên" - giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng chia sẻ trong buổi sơ kết công tác phòng chống dịch thứ 4.

Gần 6 tháng TP.HCM chống dịch COVID-19: ‘Thời khắc khốc liệt nhất lịch sử ngành y tế’ - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chiều 30-10, Sở Y tế TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế TP trong đợt dịch thứ 4 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).

Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết gần 6 tháng chống dịch, TP.HCM đã có hơn 80.000 cán bộ nhân viên y tế tham gia, trong đó 25.000 nhân viên y tế từ khắp cả nước đã đến hỗ trợ, một "cuộc huy động lực lượng nhân viên y tế lớn nhất chưa từng có trong sự phát triển của ngành y tế TP.HCM".

"Đã có những đau thương, mất mát rất lớn chưa từng có trong lịch sử. Thành phố không thể nào quên" - ông Thượng chia sẻ.

Nhìn tổng quan lại quá trình phòng chống dịch COVID-19 của TP, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nhận định có những nguyên nhân khiến dịch phức tạp tại TP.HCM. 

Theo đó, công tác dự báo dịch bệnh chưa kịp chuyển đổi với diễn biến dịch chuyển biến quá nhanh tại TP, kỹ thuật và năng lực xét nghiệm RT-PCR không tương thích với tốc độ lan truyền của biến chủng Delta.

Trong giai đoạn đầu, TP vẫn chọn phương án cách ly tập trung tất cả F0 dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống cách ly và gây áp lực ngược lại cho F0. Hệ thống y tế và dự phòng không được đầu tư đúng mức dẫn đến nhiều lúc quá tải, gây tăng tỉ lệ tử vong.

Việc triển khai song song chiến dịch tiêm chủng vắc xin tại TP với công tác chống dịch là hướng đi đúng đắn, nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa đảm bảo yếu tố giãn cách, công tác nhập liệu hậu tiêm chưa đồng bộ, gây khó khăn sau này. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống dịch, tiêm vắc xin tại TP vẫn chưa hiệu quả.

Theo BS Châu, đây là một đại dịch mới và chưa có tiền lệ, chưa có cách ứng xử kịp thời, đồng thời TP.HCM đông dân số, lây nhanh trong thời gian ngắn.

"Bên cạnh yếu tố khách quan, một phần cũng từ nguyên nhân chủ quan, ngành y tế chưa có dự báo đầy đủ và tổ chức diễn tập trước đó. Hệ thống y tế cơ sở, y tế công cộng chưa được tư vấn đúng mức. Chưa có hệ thống thu hút chính sách của y tế tư nhân tham gia. Công nghệ thông tin ứng dụng chưa có khoa học, chưa có đồng bộ", ông Châu cho hay.

Gần 6 tháng TP.HCM chống dịch COVID-19: ‘Thời khắc khốc liệt nhất lịch sử ngành y tế’ - Ảnh 2.

Các bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai điều hành ở TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo BS Châu, ngành y tế cần phải có một chiến lược tổng thể để phòng, chống dịch được hiệu quả, thống nhất hơn, thực hiện hiệu quả chiến lược "Mỗi phường, xã, thị trấn là pháo đài; mỗi người dân là một chiến sĩ ", trong đó ban chỉ đạo phòng, chống dịch đóng vai trò quyết định.

Về việc xét nghiệm, TP triển khai theo hướng trọng tâm, khai thác thần tốc để tách F0 xử lý; phối hợp linh hoạt giữa sử dụng phương pháp xét nghiệm theo kỹ thuật RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên để dập dịch nhanh chóng.

TP không nhất thiết phải cách ly tập trung, chỉ cách ly tập trung khi không có điều kiện cách ly tại nhà. Cho dù cách ly tại nhà hay cách ly tập trung, cách ly phải liên kết với thiết lập, điều trị và cung cấp gói thuốc ứng dụng, gói an sinh,...

Đồng thời, phát huy chiến lược điều trị theo 2 trụ cột: chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng và điều trị tại bệnh viện, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch, phát huy hiệu quả của công nghệ tư vấn, sàng lọc từ xa.

Đặc biệt, phải đảm bảo độ bao phủ vắc xin đến toàn bộ người dân, ưu tiên tiêm vắc xin cho đối tượng có nguy cơ cao như thai phụ, người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, béo phì và lực lượng chống dịch.

Dự kiến cuối 2021, TP.HCM tiêm vắc xin mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu

TTO - Sở Y tế TP.HCM đang đề xuất với UBND TP tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch trong tháng 11 và 12 năm nay, tiêm mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên năm 2022.

XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar