24/05/2023 16:32 GMT+7

Gần 400 loài động thực vật mới ở tiểu vùng sông Mekong bị đe dọa

Gần 400 loài động thực vật mới ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng do con người, Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo hôm 23-5.

Gần 400 loài động thực vật mới ở tiểu vùng sông Mekong bị đe dọa - Ảnh 1.

Ếch Theloderma khoii được tìm thấy ở vùng rừng núi đá vôi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam - Ảnh: WWF

Theo Đài CNN, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu quốc tế đã làm việc tại Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam trong hai năm (2021-2022) và khám phá ra 400 loài động thực vật mới. 

Theo báo cáo của WWF, các nhà khoa học đã phát hiện mới tổng cộng 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và một loài động vật có vú ở khu vực này.

Nhà nghiên cứu K. Yoganand, trưởng nhóm động vật hoang dã lưu vực Mekong của WWF, cho biết: “Những loài đáng chú ý này có thể là loài động thực vật mới đối với khoa học, nhưng chúng đã tồn tại và phát triển ở lưu vực sông Mekong trong hàng triệu năm. Điều này nhắc nhở rằng chúng đã ở đó rất lâu trước khi loài người chúng ta chuyển đến sống ở khu vực này".

Những khám phá mới nhấn mạnh sự đa dạng sinh học phong phú của tiểu vùng sông Mekong mở rộng, nơi sinh sống của hơn 300 triệu người, bao gồm Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, phát hiện này cũng làm nổi bật các mối đe dọa đang gia tăng đối với động vật hoang dã, do thói quen lấn chiếm môi trường tự nhiên của con người gây ra.

GS.TS Nguyễn Quảng Trường, chủ tịch hội đồng khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam - người đã viết lời tựa cho báo cáo phát hiện của WWF, cho biết: "Sự đa dạng sinh học ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng phải đối mặt với những áp lực to lớn từ phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Tình trạng này dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên".

Ông Mark Wright, giám đốc khoa học của WWF-UK, nhấn mạnh báo cáo này cho chúng ta biết về “sự đa dạng và sáng tạo phi thường của tự nhiên”. Đồng thời, báo cáo cũng là “lời nhắc nhở kịp thời về mối nguy hiểm cực độ mà rất nhiều loài động thực vật và môi trường sống này phải đối mặt".

Ông nói nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật ở đây đang hiển hiện nếu không có hành động khẩn cấp bảo vệ chúng.

Tại khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, từ năm 1997 đến nay WWF đã thống kê được gần 4.000 loài thực vật bậc cao, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú. Đây là nơi được biết đến có "môi trường sống đa dạng sinh học nhất" trên thế giới.
Gần 400 loài động thực vật mới ở tiểu vùng sông Mekong bị đe dọa - Ảnh 4.

Hoa lan màu hồng rực rỡ được tìm thấy ở Lào này trông giống một nhân vật trong "The Muppet Show" - Ảnh: WWF UK

Gần 400 loài động thực vật mới ở tiểu vùng sông Mekong bị đe dọa - Ảnh 5.

Một loài cá ở Myanmar nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay - Ảnh: WWF

Australia phát hiện và đặt tên cho hơn 600 loài động, thực vật mới

Một trong số các loài mới được đặt tên là loài Lamarckdromia beagle, là loài cua đặc biệt khi tự “đội thêm chiếc mũ bảo vệ” bằng lớp bọt biển lấy từ đáy biển để ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar