12/03/2022 18:58 GMT+7

Gần 150 nhà khoa học, chuyên gia tham dự hội nghị về cơ khí - động lực

TIẾN THẮNG
TIẾN THẮNG

TTO - Ngày 12-3, Trường đại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng phối hợp với Câu lạc bộ cơ khí - động lực tổ chức Hội nghị khoa học và công nghệ cơ khí - động lực lần thứ 14, thu hút gần 150 nhà khoa học, chuyên gia tham dự.

Gần 150 nhà khoa học, chuyên gia tham dự hội nghị về cơ khí - động lực - Ảnh 1.

Hội nghị khoa học về cơ khí - động lực góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới, ý tưởng sáng tạo nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học nói riêng và phát triển nền khoa học kỹ thuật nước nhà nói chung - Ảnh: TIẾN THẮNG

Tại hội nghị, GS.TSKH Phạm Văn Lang - chủ tịch Câu lạc bộ cơ khí - động lực - cho biết các báo cáo đã trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất theo từng chuyên ngành, thể hiện sự chuyên tâm, làm việc nghiêm túc của các nhóm nghiên cứu.

Hội nghị lần thứ 14 cũng đã quy tụ nhiều lãnh đạo của các trường thuộc tốp đầu về khoa học công nghệ tại Việt Nam.

PGS.TS. Phạm Xuân Dương - hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - cho biết trong năm 2021, trường vinh dự khi có một nhà khoa học nữ được ghi nhận là 1/30 nhà khoa học nữ xuất sắc trong ngành hàng không vũ trụ trên thế giới và trường đã đề xuất bình chọn là nữ gương mặt tiêu biểu của TP Hải Phòng.

Trong khuôn khổ hội nghị lần thứ 14, ban tổ chức đã lựa chọn 90 bản thảo bài báo và tiến hành phản biện một cách nghiêm túc từ các chuyên gia khoa học của 8 trường, học viện và đơn vị thuộc Câu lạc bộ cơ khí - động lực, lựa chọn được 74 báo cáo khoa học đủ điều kiện công bố trên tạp chí khoa học.

Các đại biểu cũng đã nghe báo cáo khoa học nghiên cứu về các vấn đề như tính toán lực cản tàu ngầm bằng phương pháp CFD; lựa chọn vật liệu trong thiết kế thân vỏ xe ôtô; sử dụng van tỉ lệ và van giảm áp trong điều khiển chính xác lực kẹp bom của máy đào gắp bom điều khiển từ xa… được lựa chọn từ 6 phân ban khoa học dưới sự điều hành của GS.TS Vũ Đức Lập - phó chủ tịch Câu lạc bộ cơ khí - động lực và GS.TS Lê Anh Tuấn - chủ tịch hội đồng Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo ban tổ chức, hội nghị là diễn đàn để các nhà khoa học, các cán bộ, giảng viên trao đổi, thảo luận, từ đó rút ra được những kinh nghiệm để hoàn chỉnh nghiên cứu của mình. Đồng thời cũng mở ra những hướng nghiên cứu mới, ý tưởng sáng tạo góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học nói riêng và phát triển nền khoa học kỹ thuật nước nhà nói chung.

Hơn 6.000 đại biểu tham dự hội nghị khoa học và đào tạo thường niên của Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM

Từ ngày 31-10 đến 7-11, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM tổ chức hội nghị khoa học và đào tạo thường niên năm 2020 với hơn 200 bài báo cáo trực tiếp, thu hút hơn 6.000 đại biểu tham dự.

TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar