24/07/2019 09:02 GMT+7

Gầm cầu thành... 'bô rác'

THU DUNG - NGỌC ẨN
THU DUNG - NGỌC ẨN

TTO - Hàng loạt gầm cầu vượt, cầu bộ hành ở TP.HCM ngổn ngang rác thải, phế phẩm. Hàng chục ngàn mét vuông đất ở các gầm cầu vượt đã không được sử dụng vào mục đích tiện ích cho người dân.

Gầm cầu thành... bô rác - Ảnh 1.

Rác ngập ngụa dưới chân cầu Phú Mỹ, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM - Ảnh: NGUYỆT NHI

Đó là những vấn đề được người dân TP phản ảnh đến báo Tuổi Trẻ nhiều tháng qua. 

Tuổi Trẻ ghi nhận và chứng kiến một loạt gầm cầu vượt ở TP đã trở thành nơi chứa rác, nhếch nhác, ô nhiễm... không thua gì "bô rác".

Hôi thối

Anh Huỳnh Thanh Mẫn - người dân sống ở Q.5, làm nghề giao hàng - bức xúc rằng, khi mỗi ngày phải chứng kiến rác bị vứt đầy ở các gầm cầu bốc mùi hôi thối, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. "Mỗi ngày tôi đi giao hàng qua nhiều quận, huyện ở TP.HCM và nhìn thấy nhiều cây cầu lớn trở thành nơi vứt rác, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cũ... Gầm cầu thì thảm hại hơn, nó trở thành một bãi rác thật sự" - anh Mẫn nói và cho biết gia đình anh sống ở gần ngay chân cầu Nguyễn Văn Cừ, luôn phải chứng kiến những người vô ý thức hằng ngày đem rác ra chất thành đống.

"Tình trạng ấy cứ kéo dài từ ngày này qua ngày khác và không thấy chính quyền xử lý gì. Không chỉ vậy, tôi còn thấy ở một số gầm cầu rộng vào ban đêm rất nhiều người tụ tập buôn bán, nhậu nhẹt, quậy phá ầm ĩ, dễ nảy sinh tệ nạn cướp giật, hút chích. Những hành vi như vậy cần theo dõi, xử phạt nặng để răn đe. Nhà nước nên có quy hoạch quản lý, sử dụng những gầm cầu lớn trên địa bàn TP sao cho hợp lý. Cần có lực lượng dân quân kiểm tra thường xuyên nơi các gầm cầu nhằm đảm bảo an ninh" - anh Mẫn bày tỏ.

Tương tự là hình ảnh "bô rác" tại cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp). Hàng ngàn người mỗi ngày đi qua đây đều không khỏi ngán ngẩm trước cảnh rác thải sinh hoạt chất đống ở gầm cầu.

Tại các gầm cầu khu vực này, chúng tôi ghi nhận có rất nhiều bọc nilông chứa rác thải vứt bừa bãi. Thậm chí khu vực chân cầu nơi phía đường Nguyễn Kiệm đã trở thành "khu chứa hàng lạc xoong" của những người bán hàng hai bên đường. Và đây là nơi mà báo Tuổi Trẻ từng có phản ánh từ nhiều tháng trước, nhưng hiện tại rác và đồ gia dụng thải ra vẫn được chất thành đống nơi những gầm cầu này.

Và ngay khu vực cầu Kiệu (Q.3), không ít người dân khi được hỏi đã tỏ rõ bức xúc khi thấy rác vứt ngổn ngang nơi đây. Tình trạng này đã diễn ra suốt nhiều tháng qua. Chúng tôi cũng được biết nhân viên vệ sinh thường xuyên dọn dẹp nơi này, nhưng chỉ sau một đêm thì rác lại đầy ra đấy.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo - người dân sống gần cầu Kiệu - lắc đầu ngao ngán: "Không biết rác này ở đâu và do ai vứt nhưng cứ sau một đêm, sáng khi tôi đi tập thể dục lại thấy rác chất thành đống dưới gầm cầu. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh, mỹ quan đô thị mà còn cản trở giao thông. Tôi đã chứng kiến nhiều vụ ngã xe máy, tai nạn giao thông xảy ra do né đống rác này".

Tại các gầm cầu vượt ở Q.1, Q.4, Q.Phú Nhuận... chúng tôi cũng ghi nhận đầy rác thải cùng các đồ dùng hằng ngày được người dân vứt, chất thành đống. Không ít du khách nước ngoài tỏ ra ái ngại khi băng qua các khu vực này.

Cần uyển chuyển quy định sử dụng gầm cầu

Từ tháng 4-2018 trở về trước, việc cải tạo gầm cầu vượt thành bãi giữ xe đã được Công ty cổ phần Công trình cầu phà TP và một số UBND các quận, huyện tiến hành. Nhiều bãi giữ xe kết hợp trồng cây xanh đã ít nhiều tạo cảnh quan sạch đẹp.

Khi đó, TP đã cho phép các đơn vị sử dụng các dạ cầu Calmette (Q.1), Chà Và, Nguyễn Tri Phương (Q.5), Lò Gốm (Q.6), Rạch Cây và Nước Lên, Tân Thới Hiệp (Q.12)... làm bãi đậu, giữ xe. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4-2018, Sở GTVT TP.HCM yêu cầu UBND các quận 1, 4, 5, 6, 8 và Công ty cổ phần Công trình cầu phà TP phải hoàn trả, bàn giao lại mặt bằng các gầm cầu trên tuyến đường Võ Văn Kiệt.

Theo Sở GTVT TP, việc thu hồi và không cho sử dụng mặt bằng dưới gầm cầu làm bãi đậu xe căn cứ thông tư số 35/2017 của Bộ GTVT và nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 

Trong đó, các cấp thẩm quyền quy định không được sử dụng gầm cầu vào các mục đích khác nhằm bảo vệ công trình giao thông. Từ đây, Sở GTVT TP mới triển khai và giao Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn trồng cây xanh ở các gầm cầu vượt, thế nhưng việc quản lý hiện nay chưa đạt hiệu quả.

Nhằm tận dụng không gian một số gầm cầu hiệu quả hơn, ông Nguyễn Thành Thái - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ - cho biết mới đây đã đề xuất Sở GTVT TP cho phép sử dụng hàng ngàn mét vuông gầm cầu dẫn ở đường Nguyễn Văn Linh (Q.7) đến cầu Phú Mỹ (Q.2, Q.7) làm bãi đậu xe buýt thay vì bỏ hoang. 

Công ty có phương án đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường ở bãi đậu xe buýt do Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP quản lý. Tuy nhiên, Sở GTVT không chấp nhận vì căn cứ văn bản của Bộ GTVT và nghị định của Chính phủ quy định "không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác".

Sở GTVT TP đã đề nghị công ty trên sử dụng đất trống gầm cầu Phú Mỹ phía Q.7 trồng cây xanh, thảm cỏ để tạo cảnh quan khu vực. Thế nhưng, theo ông Thái, không phải nơi nào cũng nên triển khai trồng cây xanh.

Bởi ở nhiều nước cũng đã cho người dân hoặc các đơn vị sử dụng gầm cầu làm bãi đậu xe, siêu thị... miễn là có phương án bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường... cũng như tạo cảnh quan đô thị.

Kiến nghị sử dụng gầm cầu làm bãi đậu xe

gầm cầu

Một chợ tự phát mọc lên ngay dưới chân cầu Tân Thuận, Q.7, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trước tình trạng không ít gầm cầu vượt đang trở thành nơi chứa rác thải trong khi có rất nhiều đơn vị đề xuất được sử dụng không gian này hữu ích hơn, ông Võ Khánh Hưng - phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM - nói: Hiện nhiều khu vực đông dân cư đang gặp khó khăn về chỗ đậu xe. Do đó, chính quyền ở một số địa phương và người dân đề xuất sở cho phép sử dụng gầm cầu làm chỗ để xe, trong đó cam kết đảm bảo phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GTVT không được sử dụng gầm cầu làm bãi đậu xe. Nhưng trước nhu cầu thực tế của người dân và chính quyền địa phương, Sở GTVT sẽ tổng hợp xin ý kiến UBND TP và sau đó kiến nghị Bộ GTVT cho phép sử dụng một số khu vực gầm cầu làm bãi đậu xe để tránh lãng phí, hạn chế tình trạng lấn chiếm gầm cầu làm nơi kinh doanh, xả rác.

TTO - Có đến cả trăm ngàn mét vuông đất ở các gầm cầu cạn trên hai đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị bỏ hoang thành bãi rác. Trong khi đó, TP.HCM thiếu đất trầm trọng để làm bãi đậu xe.

THU DUNG - NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, QL13 gây kẹt triền miên, cần giải pháp gì?

Bạn đọc phản ánh, tình trạng kẹt xe khi tàu hỏa đi qua các điểm giao với đường bộ ở TP.HCM ngày càng nhiều, đặc biệt tại các tuyến như Nguyễn Kiệm, Hoàng Văn Thụ, quốc lộ 13... vào giờ cao điểm.

Đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, QL13 gây kẹt triền miên, cần giải pháp gì?

Vụ thu hồi đất 15 năm chưa đền bù: Thị xã Hoài Nhơn bác khiếu nại của dân

Thị xã Hoài Nhơn không công nhận nội dung khiếu nại của bà Lê Thị Lan, về việc cưỡng chế thu hồi đất tại khu đất trang trại của bà ở thôn Lộ Diêu.

Vụ thu hồi đất 15 năm chưa đền bù: Thị xã Hoài Nhơn bác khiếu nại của dân

Địa chỉ, số điện thoại Trung tâm hành chính công 96 xã, phường tỉnh Tây Ninh mới

Sau hợp nhất giữa tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh mới sẽ có 96 xã, phường. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh mới sẽ có 2 cơ sở tại TP Tân An và TP Tây Ninh hiện nay.

Địa chỉ, số điện thoại Trung tâm hành chính công 96 xã, phường tỉnh Tây Ninh mới

Vụ 'Đường vào công ty bỗng dưng bị hạ tải': Đồng ý cho doanh nghiệp tự bỏ tiền sửa đường để nâng tải

Một thời gian dài gặp khó khăn vì đường dẫn vào công ty cấm xe đầu kéo container như trước, Công ty TNHH SD đã được cho phép tự bỏ tiền sửa chữa.

Vụ 'Đường vào công ty bỗng dưng bị hạ tải': Đồng ý cho doanh nghiệp tự bỏ tiền sửa đường để nâng tải

Tăng lương tối thiểu vùng bao nhiêu hợp lý?

Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra phương án tăng lương tối thiểu vùng vào đầu năm 2026 từ 6,5 - 7% nhưng các bên liên quan còn ý kiến khác nhau trong phiên họp thứ nhất của hội đồng.

Tăng lương tối thiểu vùng bao nhiêu hợp lý?

Từ 1-7, mức giảm trừ khi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

Từ 1-7, khi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, các thành viên cùng tham gia sẽ được giảm trừ theo số người tham gia.

Từ 1-7, mức giảm trừ khi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar