04/11/2017 15:53 GMT+7

Gà giò nấu với bài thuốc tứ vật chữa suy nhược tâm thể

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Trong thời đại ngày nay, mọi người đều quay cuồng với cuộc sống, với mọi điều lo toan, đến lúc nào đó nhìn lại "nhan sắc tàn tạ", "hình hài teo đét" và "sa sút trí tuệ" thì chắc hẳn chúng ta phải giật mình và tự hỏi tại sao mình "tệ" vậy.

Gà giò nấu với bài thuốc tứ vật chữa suy nhược tâm thể - Ảnh 1.

Đúng như thế thì tệ thật, phải củng cố và bảo dưỡng thôi, không thì nguy lắm. Thôi thì phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong bài này xin giới thiệu một món ăn bài thuốc có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh cho những người suy nhược tâm thể, nhất là những người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, sinh viên - học sinh trong mùa thi cử.

Gà giò nấu với bài thuốc tứ vật

Thành phần:

- Đảng sâm 20g

- Đương quy 8g

- Xuyên khung 4g

- Thục địa 12g

- Bạch thược 10g

- Long nhãn 10g

- Đại táo 10g

- Gà giò 1 con

- Gia vị

Cách chế biến

Gà giò làm sạch lông, không lấy bộ đồ lòng, khoét vùng bụng dưới cho các vị thuốc trên vào bụng, cho vào xâm xấp nước, để lửa riu riu cho đến khi sôi, trở gà cho chín đều, nêm gia vị cho hợp khẩu vị.

+ Đảng sâm: vị ngọt, tính bình, bổ trung ích trí, sinh tân, chỉ khát, chữa tỳ hư, ăn kém, không tiêu, tay chân yếu mỏi, người suy nhược, không muốn hoạt động, Đảng sâm còn dùng chữa mụn, làm đẹp da.

+ Đương quy: vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị ngọt, tính ôn, bổ huyết, thông kinh, có tác dụng tốt cho người suy nhược, thiếu máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng dưỡng não cho người mất ngủ, đau đầu, giấc ngủ không sâu.

+ Xuyên khung: vị cay, tính ôn, có tác dụng hành khí hoạt huyết, giảm đau, có tác dụng tốt cho những người nhức mỏi, chân tay co quắp, liệt do tai biến mạch máu não, huyết áp cao, phụ nữ sau khi sinh, dùng để chữa nhức đầu, hoa mắt, tay chân nhức mỏi trên những người suy nhược.

+ Thục địa: là vị thuốc quý, có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng bổ tinh tủy, sáng tai mắt, đen râu tóc, tốt cho người lao tâm, làm việc nhiều bằng trí óc, tinh suy, chữa cho những người suy nhược tâm thể, kinh nguyệt không đều, động thai.

+ Bạch thược: vị đắng, chua, hơi hàn, nhuận gan, dưỡng huyết, lợi tiểu, rất tốt cho người hay đau bụng, lưng, ngực đau, kinh nguyệt không đều, tay chân nhức mỏi, suy nhược.

+ Long nhãn: vị ngọt, tính bình, bổ tâm tỳ, an thần, ích khí, là loại trái cây được mọi người ưa dùng, còn là vị thuốc bổ cho người suy nhược, mất ngủ, hay quên, không tập trung, ăn uống kém.

+ Đại táo: vị ngọt, tính ôn, bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị, sinh tân dịch, là vị thuốc phổ biến trong nhiều bài thuốc, tốt cho người tiêu hóa kém, suy nhược.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar