12/06/2021 20:25 GMT+7

G7 đưa ra sáng kiến mới đối đầu 'Vành đai, con đường' của Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Sáng kiến "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (B3W) được công bố chi tiết vào ngày mai 13-6 sẽ đối đầu với sáng kiến "Vành đai, con đường" vốn bị phương Tây chỉ trích là "ngoại giao bẫy nợ".

G7 đưa ra sáng kiến mới đối đầu Vành đai, con đường của Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp của G7 ngày 11-6 - Ảnh: REUTERS

Một quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ Washington muốn biến B3W thành một nền tảng cho các quan hệ đối tác minh bạch trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo ước tính của Nhà Trắng, các nước đang phát triển cần ít nhất 40 ngàn tỉ USD cho cơ sở hạ tầng đến năm 2035.

Cũng theo Nhà Trắng, G7 và các đồng minh sẽ sử dụng sáng kiến ​​này để huy động vốn từ khu vực tư nhân trong các lĩnh vực như khí hậu, y tế và an ninh sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số cũng như công bằng và bình đẳng giới.

Hãng tin Reuters nhận định các nhà lãnh đạo G7 gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Ý, Pháp và Nhật Bản đang muốn chứng minh các nền dân chủ nhất thế giới có thể cung cấp một giải pháp thay thế các ý tưởng của Trung Quốc.

"Đây không chỉ là đối đầu hay cạnh tranh với Trung Quốc", một quan chức Mỹ nói với Reuters. B3W được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tương phản với Bắc Kinh và phản ánh các giá trị, tiêu chuẩn và cách thức kinh doanh của phương Tây.

Sáng kiến "​​Vành đai, con đường" của Trung Quốc (BRI) là một "siêu dự án" cơ sở hạ tầng trị giá hàng ngàn tỉ USD được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013.

BRI tập trung vào việc xây dựng các cơ sở năng lượng, đường cao tốc và cảng biển nước sâu trải dài từ châu Á sang châu Âu và châu Phi. Một số ý kiến ví von sáng kiến này là sáng kiến "mọi con đường đều dẫn về Trung Quốc".

Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận tham gia BRI và nhận được các khoản vay từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vì mất khả năng chi trả, một số nước đã chấp nhận cho Bắc Kinh thuê dài hạn các cảng biển chiến lược hoặc bán cổ phần trong các dự án cơ sở hạ tầng.

Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, đã chỉ trích BRI là kiểu "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh thiếu minh bạch trong hợp tác với các nước khác.

Thống kê của Refinitiv cho thấy tính đến giữa năm 2020, đã có 2.600 dự án trị giá hơn 3.700 tỉ USD liên quan đến BRI. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ước tính khoảng 20% dự án bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa lên tiếng phản hồi về sáng kiến B3W của phương Tây.

Vành đai - con đường 'rung lắc' vì corona

TTO - Kể từ khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giới thiệu vào năm 2013, các công trường trong sáng kiến Vành đai - con đường (BRI) chưa bao giờ im lìm như vừa qua.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Các nghị sĩ Ukraine chỉ trích Mỹ không ưu tiên Kiev, cho rằng điều này giúp Nga đạt bước tiến trên chiến trường.

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?

Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar