03/03/2025 17:05 GMT+7

Ford Ranger và Everest có thể chậm ra mắt đời mới

Thế hệ kế tiếp của Ford F-150, Ranger và Everest có thể phải chậm ra mắt so với dự kiến.

Ford Ranger và Everest có thể chậm ra mắt đời mới - Ảnh 1.

Ford bất đắc dĩ phải thay đổi lịch sản xuất các mẫu xe chủ lực kế tiếp, trong đó có F-150 - Ảnh: Ford

Chính quyền Tổng thống Trump với các chính sách cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc có thể làm ảnh hưởng lớn tới Ford.

Vào cuối tháng 2 này, một nguồn tin uy tín hàng đầu làng xe Mỹ là Automotive News cho biết Blue Oval đã thừa nhận với các nhà cung ứng của mình rằng vòng đời thế hệ F-150 hiện tại sẽ được kéo dài tới năm 2028.

Việc Ford bất ngờ chỉnh lại lịch sản xuất của các mẫu xe chủ lực doanh số như F-150 có thể tới từ các mức thuế nhập khẩu mới mà Mỹ áp lên các thị trường khác khiến dây chuyền cung ứng bị xáo trộn. 

Vì lý do trên, hãng có thể đang phải tìm kiếm các đối tác khác trong khu vực thay vì trông chờ vào Trung Quốc.

Ford Ranger và Everest có thể chậm ra mắt đời mới - Ảnh 2.

Việc Ford phải điều chỉnh sản xuất F-150 cho thấy hãng gặp khó khăn cực lớn bởi đây là dòng xe dẫn đầu về doanh số của thương hiệu Mỹ và hãng chắc chắn không muốn làm gián đoạn bất cứ yếu tố nào liên quan tới dòng bán tải - Ảnh: Drive

Thay đổi này không chỉ ảnh hưởng tới một mình F-150 mà còn có thể tác động trực tiếp tới Ranger (và bản SUV Everest) khi 3 dòng xe này dự kiến sẽ dùng chung một khung gầm ở thế hệ kế tiếp.

Thế hệ hiện tại của Ford Ranger ra mắt vào cuối năm 2021 nên Blue Oval có thể không cần quá vội vã trong việc lên đời xe. Ban đầu, mốc thời gian ra mắt dự kiến thế hệ mới được kỳ vọng trùng thời điểm bản thuần điện ra mắt (2028-2029).

Yếu tố này được kỳ vọng sẽ mang tới ưu thế đáng kể cho Ranger với 2 bản "chủ lực" đồng loạt ra mắt. Tuy vậy, giờ đây thời điểm ra mắt của Ranger đời mới lại trở thành dấu hỏi lớn.

Ford bị gián đoạn dây chuyền cung ứng vì thuế nhập khẩu mới, F-150, Ranger và Everest bị ảnh hưởng - Ảnh 3.

Việc Ford phải điều chỉnh chuỗi cung ứng linh kiện cho F-150 đồng nghĩa Ranger và Everest cũng bị ảnh hưởng theo vì 3 xe sau này dự kiến dùng chung khung gầm và một phần không nhỏ linh kiện - Ảnh: Ford

Thế hệ Ford Ranger hiện tại dùng bản cải tiến của khung gầm T6 đã đưa vào sử dụng từ năm 2011. Việc giữ lại khung gầm trên ở thế hệ kế tiếp là điều gần như không thể khi các tiêu chuẩn an toàn và khí thải mới được đưa vào áp dụng.

Kết hợp với việc Ford mong muốn đưa phần lớn bán tải của mình về dùng chung một khung gầm mô-đun đơn khối, việc thế hệ kế tiếp của Ranger và F-150 sử dụng chung nền tảng gần như đã được ấn định. Yếu tố này sẽ giúp hãng đơn giản hóa đáng kể dây chuyền sản xuất và dễ dàng chia sẻ linh kiện giữa 2 dòng xe chủ lực.

Bán tải Kia Tasman chốt giá ngang Sorento, thấp hơn Ford Ranger

Kia vừa công bố biểu giá của bán tải Tasman tại Hàn Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức giá xe: Volkswagen Teramont giảm giá kỷ lục tới 350 triệu, tăng cạnh tranh Hyundai Palisade

Để nhận được mức giá thấp hơn niêm yết tới 350 triệu đồng, người mua Volkswagen Teramont Limited phải chấp nhận mua xe "cũ" tới... 3 năm.

Tin tức giá xe: Volkswagen Teramont giảm giá kỷ lục tới 350 triệu, tăng cạnh tranh Hyundai Palisade

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?

Đường sắt giao cắt với nhiều tuyến đường ở TP.HCM gây kẹt xe triền miên, cách nào để giải bài toán nan giải này?

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Đối với cấp mới, người dân Kon Tum (cũ) được cấp biển 82, người dân Quảng Ngãi (cũ) được cấp biển 76.

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Phụ nữ dễ cảm thấy bị xem thường khi đi mua ô tô

Kết quả khảo sát cho thấy làng xe chưa thực sự tạo cảm giác chào đón đối với khách hàng nữ khi họ đi mua ô tô.

Phụ nữ dễ cảm thấy bị xem thường khi đi mua ô tô

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên Đông Nam Á: 'Sạc điện hay phạm vi không phải nỗi lo mà là thủ tục'

Hành trình xuyên qua 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore rồi trở về Việt Nam. Tổng quãng đường ước tính khoảng 10.000km, thời gian dự kiến 30 ngày.

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên Đông Nam Á: 'Sạc điện hay phạm vi không phải nỗi lo mà là thủ tục'

Hàng trăm ô tô, xe máy được điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ

Hàng loạt ô tô, xe máy được cập nhật giá tính lệ phí trước bạ kể từ ngày 30-6.

Hàng trăm ô tô, xe máy được điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar