30/10/2024 22:39 GMT+7

Festival Ninh Bình 2024 miễn phí vé và sẽ 'chơi sang'?

Festival Ninh Bình 2024 hứa hẹn rất đặc sắc khi mời những nghệ sĩ tài năng, ưa thể nghiệm mới mẻ như ‘phù thủy nhạc dân gian’ Nguyễn Mạnh Tiến và nghệ sĩ âm nhạc điện tử thể nghiệm Trí Minh.

Festival Ninh Bình 2024 chơi sang? - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Trí Minh vốn chọn lối đi riêng, nhiều thể nghiệm trong âm nhạc điện tử, không phải cái tên đại chúng như chị gái Thanh Lam, nhưng lần này làm nhạc cho Festival Ninh Bình - Ảnh: Facebook Trí Minh

Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề Dòng chảy di sản sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến 30-11, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình sẽ đón những 'phù thủy' âm nhạc 

Đáng chú ý, festival năm nay quy tụ những nhạc sĩ có cá tính nghệ thuật mạnh, giàu những sáng tạo thể nghiệm ở dòng nhạc dân gian và điện tử.

Tổng đạo diễn, tác giả kịch bản Lê Hải Yến đã mời nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến - người được coi là "phù thủy" của dòng nhạc dân gian với nhiều thể nghiệm mới lạ, hấp dẫn - làm giám đốc âm nhạc cho show khai mạc diễn ra tối 24-11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Ninh Bình.

Chương trình có sự tham gia của Tùng Dương, Quách Mai Thy, ca nương Kiều Anh…

Và giám đốc âm nhạc cho show bế mạc vào tối 30-11 tại khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình là nhạc sĩ Trí Minh, con trai của nhạc sĩ Thuận Yến.

Từng tu nghiệp âm nhạc ở nước ngoài, chọn cho mình con đường âm nhạc điện tử với nhiều thể nghiệm, sáng tạo, âm nhạc của Trí Minh rất khác với con đường âm nhạc đại chúng mà bố anh và chị gái - ca sĩ Thanh Lam theo đuổi và gặt hái danh tiếng.

Lâu nay khán giả yêu nghệ thuật hầu như chỉ thấy anh xuất hiện ở những chương trình nghệ thuật nhiều sáng tạo, thể nghiệm, ít khi thấy anh ở các chương trình cho đại chúng.

Nhưng Lê Hải Yến với khát vọng làm một festival đặc sắc, giàu nghệ thuật mà vẫn hấp dẫn đại chúng, đã quyết định mời Trí Minh.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ngày 30-10, bà Yến cho biết show bế mạc Í a fest sẽ là một đại nhạc hội dân gian điện tử. Trí Minh cùng các nghệ sĩ sẽ mang đến một bữa tiệc âm nhạc dân gian đương đại, nơi các làn điệu xẩm, chèo… được pha trộn với âm nhạc điện tử của Trí Minh.

Chương trình bế mạc dự kiến sẽ có sự tham gia của Phương Mỹ Chi, rapper Double2T, ban nhạc Ngũ Cung, ca sĩ Thanh Duy…

Festival Ninh Bình 2024 chơi sang? - Ảnh 2.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ về những điểm đặc sắc có trong Festival Ninh Bình 2024 - Ảnh: BTC

Các chương trình đều miễn phí

Về tổng thể chương trình, bà Yến cho biết Festival Ninh Bình lần thứ 3 chủ đề Dòng chảy di sản lấy ý tưởng từ hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam - hành trình lập đô, dời đô, định đô của các bậc đế vương.

Từ ý tưởng này, hành trình sẽ kết nối di sản với ba điểm nhấn là ba kinh đô xưa: Kinh đô Hoa Lư, Kinh đô Thăng Long và Kinh đô Huế - đều là những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, là dòng chảy hơn một thiên niên kỷ của lịch sử Việt Nam.

Ngoài chương trình khai mạc và bế mạc, festival còn có chương trình nghệ thuật Dòng chảy di sản được xây dựng như một bộ phim dã sử cổ trang kết hợp giữa âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh với công nghệ trình diễn hiện đại và độc đáo trên một sân khấu chuyển động 3D mapping,

Công viên Núi Thúy sẽ được biến thành một không gian triển lãm thơ đương đại ngoài trời kết hợp với trải nghiệm thưởng trà, ngâm thơ, ngắm trăng và nghe nhạc cổ truyền theo phong cách dân gian.

Chương trình nghệ thuật Ninh Bình - Sao Mai hội tụ diễn ra tối 28-11 tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình; với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng bước ra từ cuộc thi Sao Mai những năm vừa qua.

Lễ hội đường phố sẽ diễn ra ngày 29-11 tại cổng tam quan, đường Tràng An, thành phố Ninh Bình, với các phần trình diễn trang phục, cổ phục truyền thống và biểu diễn nghệ thuật đường phố…

Bà Lê Hải Yến cho biết các chương trình trong khuôn khổ festival đều miễn phí vé vào cửa.

Trong khuôn khổ festival, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình còn phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khác.

Festival hoa Đà Lạt 2024 có những 'điểm nhấn' nào?

UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố chương trình Festival hoa Đà Lạt 2024 diễn ra trong gần một tháng cuối năm, với nhiều nội dung kích cầu du lịch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar