17/11/2013 20:24 GMT+7

Festival đua ghe ngo Sóc Trăng kết thúc rộn ràng

Đội Trần Đề (Sóc Trăng) về nhì trong cuộc đua chung kết - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Đội Trần Đề (Sóc Trăng) về nhì trong cuộc đua chung kết - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

TTO - Sau hai ngày thi đấu với sự cổ vũ của hơn 500.000 người dân trên dòng sông Nguyệt Giang (TP Sóc Trăng), chiều 17-11 Festival đua ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ 1-2013 đã kết thúc với lễ trao giải rộn ràng.

Phóng to
Hai đội nam tranh tài quyết liệt trận chung kết - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Kết quả, nội dung nam, cự ly 1.200m đội Càng Long (Trà Vinh) đoạt chức vô địch, giải nhì và ba thuộc 2 đội của tỉnh Sóc Trăng là chùa Po Thi Prưk (Trần Đề), Pong Tứs Chắc (Thạnh Trị). Nội dung nữ, cự ly 1.000m đội Ngan Dừa (Bạc Liêu) đoạt chức vô địch, giải nhì và ba thuộc về đội Kỳ Son (Vĩnh Long), Lương Nghĩa (Hậu Giang).

Giải năm nay có 62 đội đua (12 đội nữ) của các tỉnh ĐBSCL tham dự với 106 lượt trận thi đấu. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc đua, hàng vạn khán giả đứng chật ních hai bên bờ sông chiêm ngưỡng và cổ vũ nồng nhiệt.

Festival đua ghe ngo đã khép lại, nhưng không khí sôi nổi, hào hứng, hấp dẫn của lễ hội trong những ngày qua đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước.

Diễn ra trong hai ngày 16 và 17-11, bắt đầu vào 12g trưa mỗi ngày, đây là lần đầu tiên lễ hội Ok-om-bok kết hợp đua ghe ngo của đồng bào Khmer được nâng lên festival và được tôn vinh thành lễ hội cấp quốc gia nên không khí diễn ra thật hoành tráng.

Hội đua ghe ngo là dịp cho bà con người Khmer Nam bộ vui chơi thoải mái sau một năm làm việc vất vả, là hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng, là ngày hội lớn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thể thao dân tộc của người Khmer Nam bộ.

Hình tượng ghe ngo được người Khmer coi là vị thần bảo vệ sự bình yên cho dân làng nên mọi người đều ra sức trông nom gìn giữ như một báu vật, luôn cất giữ ở những nơi chùa chiền trang trọng nhất. Mỗi năm ghe ngo chỉ hạ thủy một lần vào những ngày lễ hội Ok-om-bok, sau đó lại được đưa lên bờ tiếp tục bảo quản.

Trong suốt thời gian tập luyện và đua ghe, mọi người coi đó là một niềm tự hào, một danh dự lớn.

Phóng to
Các đội đua nam và nữ đang khởi động - Ảnh: Hoài Vũ
Phóng to
Đội nữ Ngan Dừa (Bạc Liêu) vô địch - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Phóng to
Đội nữ Kỳ Sơn (Vĩnh Long) về nhì - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Phóng to
Đội Càng Long (Trà Vinh) vô địch reo mừng chiến thắng - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Phóng to
Đội Trần Đề (Sóc Trăng) về nhì trong cuộc đua chung kết - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Phóng to
Chúc mừng đội vô địch, nhì bắt tay nhau - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Đội Trần Đề (Sóc Trăng) về nhì trong cuộc đua chung kết - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar