29/08/2012 19:41 GMT+7

FBI tiếp tục tóm hacker LulzSec tấn công Sony Pictures

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Một nghi phạm được cho là thành viên thứ hai của nhóm hacker LulzSec vừa bị bắt ngày 28-8 vì đã tham gia tấn công hệ thống Sony Pictures Entertainment vào năm 2011.

Phóng to
Các thành viên nhóm hacker lừng danh một thời LulzSec lần lượt xộ khám - Ảnh minh họa: Internet

Nghi phạm bị bắt là Raynaldo Rivera, 20 tuổi, đã đầu hàng nhà chức trách Mỹ. Nếu bị kết án, Rivera sẽ đối mặt với mức án lên đến 15 năm tù giam.

Bản cáo trạng cáo buộc Rivera và các đồng phạm đánh cắp thông tin từ Tập đoàn Sony, cụ thể là hệ thống máy tính thuộc Sony Pictures vào tháng 5 và 6-2011 bằng cách sử dụng phương thức tấn công phổ biến của giới hacker "SQL Injection" để thâm nhập website.

Rivera sử dụng nhiều bí danh trực tuyến như "neuron", "royal" và "wildicv" và dùng một máy chủ trung gian để che giấu địa chỉ IP, ngăn chặn truy vết.

LulzSec hay còn gọi Lulz Security là một nhóm hacker chuyên thực hiện các vụ tấn công các hệ thống mạng ở nhiều nơi trên thế giới tương tự nhóm Anonymous, thậm chí là các website tổ chức chính phủ.

Tháng 6-2011, LulzSec tuyên bố "nghỉ hưu" sau hàng loạt phi vụ nổi tiếng và cũng nhằm lẩn tránh sự truy quét gắt gao từ các tổ chức an ninh mạng và nhà chức trách trên toàn thế giới. Một số thành viên LulzSec tiếp tục tham gia nhóm hacker Anonymous.

Bản cáo trạng còn cho biết Rivera sau đó đã giúp công khai những thông tin nhạy cảm lên website LulzSec và công bố chiến tích thông qua tài khoản Twitter của nhóm hacker này. Thông tin bị công khai gồm tên, ngày sinh, địa chỉ, email, số điện thoại và mật khẩu của vài ngàn người đã tham gia một cuộc thi quảng bá từ Sony.

Rivera không phải là thành viên duy nhất của LulzSec bị tóm. Trước đó vào tháng Tư, FBI đã bắt (24 tuổi) và hacker này đã khai nhận là thành viên LuzlSec, có tham gia vụ tấn công Sony. Các nhà chức trách cho biết vụ tấn công đã làm Sony thiệt hại hơn 600.000 USD.

Vào tháng 3 năm nay, trưởng nhóm hacker Anonymous với bí danh Sabu, tên thật là Hector Monsegur, đã bị bắt vì liên quan đến những hoạt động tấn công nhiều hệ thống máy tính. Sabu đã trở thành tay trong của FBI hoạt động âm thầm nhằm truy lùng thêm các đồng phạm đã cùng thực hiện những vụ hack.

* Nhịp sống số: | | |

Cuối tháng 6 vừa qua, hai cựu thành viên LulzSec gồm Ryan Cleary và Jake Davis đã hầu tòa vì tham gia những cuộc tấn công vào các công ty truyền thông giải trí, bao gồm Sony Pictures.

* Trong một diễn biến khác, website của Interpol đã hứng chịu đợt tấn công-từ chối-dịch vụ (DDoS) được thực hiện bởi nhóm hacker Anonymous trong chiến dịch "Operation Free Assange" (chiến dịch ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange).

Xem: |

Truy cập website Interpol đã bị gián đoạn trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó hoạt động trở lại bình thường.

Theo đó, những nạn nhân của chiến dịch "OpFreeAssange" gồm các website của cựu thư ký Xứ Wales và Bắc Ireland Peter Hain, Bộ Tư pháp Anh, Văn phòng Thủ tướng chính phủ Anh và một số website sở ngành khác của nước này.

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar