21/05/2018 14:11 GMT+7

EU tìm giải pháp mới thay thỏa thuận hạt nhân Iran

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Châu Âu đang tìm kiếm một thỏa thuận mới nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran đang có nguy cơ sụp đổ sau khi một trụ cột chính là Mỹ rút khỏi.

EU tìm giải pháp mới thay thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh 1.

Nhiều nước châu Âu lưỡng lự trước đối sách chung dành cho Mỹ - Ảnh: AFP

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang ra sức trấn an Iran, các nguồn tin của tờ báo Đức Welt am Sonntag ngày 20-5 cho biết các quan chức châu Âu đang cùng Trung Quốc và Nga gấp rút thảo luận một thỏa thuận mới về việc hỗ trợ tài chính cho Iran để đổi lấy việc Tehran ngưng chương trình phát triển tên lửa đạn đạo.

Cứu vãn

Theo đó, các quan chức Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc sẽ gặp nhau trong tuần tới tại Vienna để bàn bạc các bước tiếp theo cho thỏa thuận Iran mà không có Mỹ, nước vừa tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 và áp dụng trừng phạt quốc gia Trung Đông này, đưa ra một trong những lý do chính là thỏa thuận không bao gồm chương trình tên lửa của Iran. Chưa rõ Tehran, vốn trước nay cự tuyệt việc hạn chế phát triển tên lửa, có tham gia thảo luận hay không.

Thỏa thuận mới được cho là sẽ giữ các điều khoản liên quan đến hạt nhân bên cạnh việc khống chế chương trình tên lửa và các hoạt động của Iran tại khu vực Trung Đông, với hi vọng làm hài lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Chúng tôi phải thoát khỏi cái tên "thỏa thuận hạt nhân Vienna" và thêm vài phần mới. Chỉ như vậy mới thuyết phục được ông Trump đồng ý và gỡ bỏ trừng phạt một lần nữa" - một quan chức cấp cao của EU tiết lộ.

Thỏa thuận này, dự kiến sẽ bao gồm hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho Iran, là một trong những nỗ lực của EU để tránh một kịch bản thảm họa, như mô tả của các quan chức EU, nếu thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ. Ủy viên năng lượng EU Miguel Arias Canete cũng đích thân đến Iran để trấn an Tehran bằng một số kế hoạch như tiếp tục mua dầu và khí đốt của Iran, trong đó việc chi trả trực tiếp giữa các ngân hàng trung ương và bảo hiểm nhà nước.

EU buộc phải tìm cách tiếp cận mới trong bối cảnh các công ty châu Âu sẽ rất khó làm ăn tại Iran dưới lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Nhiều công ty châu Âu, như Total, Maersk, Công ty năng lượng Engie, cho biết họ có thể rút khỏi Iran để né trừng phạt.

Liệu chúng ta sẽ để cho Mỹ trở thành cảnh sát kinh tế của thế giới? Câu trả lời là không

Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố

Thế khó

Tuy nhiên, các giải pháp không mấy chắc chắn đến nay vẫn chưa khiến Iran yên tâm. Iran đã tuyên bố sẽ nối lại việc làm giàu uranium nếu các bên trong thỏa thuận, bao gồm Trung Quốc và Nga, không đảm bảo được lợi ích của Tehran. 

Iran cuối tuần qua đã ra hạn chót cho châu Âu phải cứu vãn thỏa thuận hạt nhân trước khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực, dự kiến vào đầu tháng 8-2018. 

"Bóng đang ở trên sân của các lãnh đạo EU. Tôi hi vọng các nỗ lực của họ thành hiện thực" - hãng tin AFP dẫn lời lãnh đạo Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi, cảnh báo nếu lợi ích thương mại của Iran không được đảm bảo "chúng tôi buộc phải rút khỏi thỏa thuận".

Theo các nhà phân tích, các giải pháp của châu Âu đang ở thế khó bởi Iran vẫn e dè trước việc để nước ngoài can thiệp vào lĩnh vực năng lượng và lực lượng Vệ binh cách mạng Iran thời gian qua vẫn muốn chiếm vị trí độc tôn trong những dự án lớn. Dầu lại là mặt hàng chủ lực, chiếm 90% nhập khẩu của châu Âu từ Iran. 

Trong khi đó hai nước Trung Quốc và Nga được cho là chịu áp lực ít hơn từ trừng phạt của Washington và thậm chí hưởng lợi nếu châu Âu gặp khó khăn ở Iran.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là châu Âu khó thống nhất được tiếng nói chung khi nhiều nước như Anh, Pháp, Đức đang trong tình huống tiến thoái lưỡng nan khi vừa bảo vệ lợi ích của khu vực vừa giữ quan hệ với Mỹ, đối tác quan trọng bậc nhất về an ninh, thương mại lẫn ngoại giao. 

Sự chia rẽ cũng từng thể hiện trong các đối sách của châu Âu đối với chính sách thương mại của Mỹ. "Trong bất kỳ trường hợp nào, việc khiến 28 thành viên EU thống nhất về bất kỳ biện pháp nào chống lại Mỹ cũng là một nhiệm vụ khó khăn" - nhà phân tích Garret Martin nhận định.

Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 20-5 cho biết châu Âu có thể tìm cách đền bồi cho những công ty bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Bảo vệ các công ty châu Âu là một trong những giải pháp được các quan chức châu Âu nhắc đến thời gian gần đây và có khả năng khu vực này sẽ kích hoạt lại đạo luật từng áp dụng năm 1996 để phong tỏa tác động từ lệnh cấm vận của Washington tại Libya và Iran.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar