16/07/2016 11:05 GMT+7

EU không thống nhất quan điểm về phán quyết của PCA

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Vấp phải sự phản đối của 3 trong số 28 quốc gia thành viên, Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nêu được quan điểm rõ ràng trước phán quyết của tòa PCA.

Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU - Ảnh: AP

Theo Wall Street Journal, ngày 15-7, bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU đã ra thông cáo đại diện cho EU tuyên bố về quan điểm của khối này trước phán quyết của tòa trọng tài thường trực bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuyên bố chung được bà Federica Mogherini đưa ra sau khi 28 quốc gia thành viên đã không thể thống nhất được một lập trường rõ ràng cho vấn đề này.

Các thành viên trong EU đã tranh luận trong suốt 72 giờ về việc nên phản ứng như thế nào về phán quyết của tòa PCA vốn đã khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn Philippines trong những khiếu nại của họ về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Ba quốc gia thành viên gồm Croatia, Hungary và Hi Lạp đã liên tục ngăn cản việc ra tuyên bố chung của 28 quốc gia EU thừa nhận phán quyết của tòa thường trực.

Theo các nhà ngoại giao tham dự những phiên thảo luận này, ba nước này lo ngại việc thừa nhận phán quyết của PCA sẽ gây tổn hại tới những quan hệ kinh tế giữa họ và Trung Quốc.

Rốt cuộc bà Mogherini đã ra một thông cáo, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và đảm bảo tự do cho các hoạt động đi lại trên biển và trên không.

Tuyên bố cũng nêu rõ "EU không nêu quan điểm về các khía cạnh chủ quyền liên quan tới những tuyên bố của các bên. Điều này cho thấy các bên liên quan tranh chấp cần phải giải quyết mâu thuẫn thông qua các giải pháp hòa bình, làm rõ các tuyên bố của họ và bảo vệ những tuyên bố đó theo phương thức tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế".

"EU cũng nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của việc bảo vệ sự tự do, quyền và thực thi các trách nhiệm đã được quy định trong Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS), đặc biệt là quyền tự do đi lại trên biển và trên không".

Sự thiếu thống nhất và chia rẽ quan điểm trong EU về phán quyết của tòa PCA cho thấy tình thế vô cùng lúng túng đang diễn ra trong khối này, một liên minh luôn đặt lên hàng đầu việc ủng hộ luật pháp quốc tế và LHQ trong hầu hết các lập trường về chính sách ngoại giao của khối.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Nguyên nhân chính khiến máy bay rơi giữa tháng 6 là cả hai công tắc đưa nhiên liệu vào động cơ đều bị ngắt ngay sau khi máy bay cất cánh.

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đề cao 30 năm quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định đây là quan hệ mang ý nghĩa biểu tượng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?

Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?

Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ

Tiết lộ ban đầu về nguyên nhân rơi máy bay Air India khiến 260 người thiệt mạng; Tổng thống Ukraine xác nhận vũ khí Mỹ đã 'thông' trở lại.

Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.350 nhân viên

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.350 nhân viên làm việc tại Mỹ vào ngày 11-7 (giờ Mỹ), đánh dấu cuộc cải tổ chưa từng có.

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.350 nhân viên

Trung Quốc: Tỉnh Hồ Nam cho phép công chức làm thêm ngoài giờ để cải thiện thu nhập

Trong bối cảnh kinh tế trì trệ và thu nhập công chức bị cắt giảm, chính quyền tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã cho phép cán bộ, công chức làm thêm ngoài giờ hành chính để kiếm thêm thu nhập.

Trung Quốc: Tỉnh Hồ Nam cho phép công chức làm thêm ngoài giờ để cải thiện thu nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar