16/12/2024 23:52 GMT+7

EU khởi động 'Chòm sao vệ tinh' cạnh tranh Starlink

'Chòm sao vệ tinh' gồm gần 300 vệ tinh, cạnh tranh trực tiếp Starlink của tỉ phú Elon Musk và dự án Kuiper của Amazon.

EU khởi động 'Chòm sao vệ tinh' cạnh tranh Starlink - Ảnh 1.

Tên lửa VEGA C được phóng từ Kourou, ở Guiana thuộc Pháp, vào ngày 5-12-2024, mang theo vệ tinh Sentinel-1C trong khuôn khổ chương trình quan sát Trái đất Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) - Ảnh: AFP

Ngày 16-12, Liên minh châu Âu (EU) chính thức khởi động dự án xây dựng hạ tầng "Chòm sao vệ tinh" dành riêng cho truy cập Internet tốc độ cao khi ký hợp đồng nhượng quyền với một tập đoàn châu Âu để phát triển hệ thống liên lạc an toàn trên không gian.

Dự án Iris² đặt mục tiêu xây dựng mạng lưới đa quỹ đạo gồm gần 300 vệ tinh, cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh của Mỹ như Starlink của tỉ phú Elon Musk và dự án Kuiper của Amazon.

Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Henna Virkkunen cho biết: "Chòm sao vệ tinh tiên tiến này sẽ bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi, kết nối các khu vực xa xôi nhất và tăng cường quyền tự chủ chiến lược của châu Âu". Hệ thống Internet vệ tinh này được phát triển theo hình thức hợp tác công tư, phục vụ cả chính phủ và khách hàng tư nhân.

Với ngân sách ước tính 10,6 tỉ euro (11,1 tỉ USD), Iris² sẽ cung cấp liên lạc an toàn cho các mục đích quân sự, quốc phòng và ngoại giao. Theo EU, hệ thống này còn có thể được sử dụng để giám sát, kết nối ở các khu vực bị thiên tai và cung cấp truy cập băng thông rộng thương mại.

Cùng ngày, EU đã ký thỏa thuận nhượng quyền kéo dài 12 năm với Tập đoàn SpaceRISE, do Eutelsat của Pháp, Hispasat của Tây Ban Nha và SES của Luxembourg đứng đầu. Các đối tác khác bao gồm OHB, Airbus Defence and Space, Telespazio, Deutsche Telekom, Orange và Hisdesat.

Ủy viên EU về quốc phòng và không gian Andrius Kubilius hoan nghênh thỏa thuận này là sự khởi đầu cho "tầm nhìn về một châu Âu mạnh mẽ hơn, kết nối hơn và kiên cường hơn". Ông cho biết Iris² thể hiện quyết tâm và cam kết của EU nâng cao vị thế của khối trong lĩnh vực không gian trên toàn cầu.

Iris² là dự án không gian lớn thứ ba của EU, sau hệ thống định vị vệ tinh Galileo và chòm sao vệ tinh quan sát Trái đất Copernicus. Hơn một nửa ngân sách của dự án sẽ do EU tài trợ, trong đó 4,1 tỉ euro đến từ đầu tư tư nhân và 550 triệu euro từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Việc khởi động dự án diễn ra trong bối cảnh thị trường kết nối không gian tốc độ cao ngày càng trở nên cạnh tranh. Đầu năm nay, Starlink tuyên bố đã đưa hơn 6.000 vệ tinh vào quỹ đạo, phục vụ 2,6 triệu khách hàng.

Vệ tinh Trung Quốc quá sáng, có thể 'phá hoại' hoạt động thiên văn

Các chuyên gia cảnh báo vệ tinh Trung Quốc Qianfan sáng quá mức có thể tác động tiêu cực đến các hoạt động thiên văn cùng nhiều vấn đề khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Nhiều người kỳ vọng chuyển sang bếp từ sẽ tiện hơn, nhanh hơn. Nhưng đến lúc nấu, không ít người “lóng ngóng” với bảng cảm ứng, không biết phải sử dụng thế nào.

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Robot hình người Unitree H1 tại một cơ sở thử nghiệm ở Trung Quốc mất kiểm soát, bất ngờ tấn công hai kỹ thuật viên.

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh của VNG đạt 185 tỉ đồng, tăng mạnh từ mốc chỉ 1 tỉ đồng của quý 1-2024.

VNG ghi nhận lợi nhuận thuần 185 tỉ đồng quý 1-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar