01/06/2021 12:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

EU, Anh, Nhật, Singapore, Hàn... quan ngại vụ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Một quan chức thương mại ở Geneva (Thụy Sĩ) tiết lộ một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục bày tỏ lo ngại về đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm liên quan đến COVID-19, chẳng hạn như vắc xin.

EU, Anh, Nhật, Singapore, Hàn... quan ngại vụ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19 - Ảnh 1.

Các nước vẫn đang thảo luận về đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, các nước đã thảo luận cụ thể về đề xuất này tại cuộc họp không chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về Hiệp định TRIPS ngày 31-5. 

TRIPS là hiệp định quốc tế giữa thành viên WTO, đề cập đến các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ.

Mỹ, Trung Quốc, Ukraine và New Zealand đã thúc đẩy lược bỏ một số điều khoản của TRIPS, liên quan đến công cụ phòng ngừa, ngăn chặn hay điều trị COVID-19.

Tuy nhiên, một số thành viên khác "tiếp tục bày tỏ lo ngại về thời điểm đàm phán và yêu cầu thêm thời gian" để xem xét đề xuất. Các thành viên này bao gồm Liên minh châu Âu, Úc, Brazil, Anh, Nhật Bản, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Đài Loan. 

Các thỏa thuận tại WTO đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả 164 thành viên.

Ấn Độ và Nam Phi đã đưa ra ý tưởng ban đầu về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19 vào tháng 10-2020. Hai nước này đã đệ trình một bản đề xuất sửa đổi, hiện đang nhận được sự ủng hộ của 63 nước thành viên WTO.

Theo đó, bản sửa đổi đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ với vắc xin, mà còn cho các phương pháp điều trị, chẩn đoán, thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ, cũng như vật liệu cần thiết để sản xuất chúng.

Đề xuất cũng nói rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ kéo dài "ít nhất 3 năm" kể từ ngày có hiệu lực, sau đó WTO sẽ xem xét liệu có duy trì hay không.

Mỹ cho biết sẵn sàng đàm phán về bất kỳ đề xuất nào có thể giải quyết nhu cầu tức thời về tăng cường sản xuất và phân phối vắc xin trên toàn cầu. 

EU cho rằng mục tiêu trước mắt là phải tăng cường sản xuất vắc xin, đồng thời dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu đối với nguyên liệu vắc xin.

Theo số liệu của Hãng tin AFP, đã có hơn 1,9 tỉ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm ở ít nhất 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, chỉ 0,3% trong 1,9 tỉ liều trên được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, vốn là nơi sinh sống của 9% dân số thế giới.

Những quốc gia ủng hộ đề xuất cho rằng việc tạm thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy sản xuất vắc xin ở các nước đang phát triển và giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vắc xin.

Quan điểm này từ lâu đã vấp phải sự phản đối từ các hãng dược lớn và các quốc gia sở tại của họ, cho rằng bằng sáng chế vắc xin không phải là rào cản chính để mở rộng quy mô sản xuất và cảnh báo động thái này có thể cản trở sự đổi mới.

Vào đầu tháng này, quan điểm dường như đã đổi chiều ở một số nước. Mỹ bắt đầu ủng hộ đề xuất, còn một số thành viên khác bày tỏ sự cởi mở khi thảo luận về từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản xuất vắc xin.

Hội đồng Hiệp định TRIPS sẽ có cuộc họp chính thức để thảo luận thêm vào ngày 8 và 9-6.

Thủ tướng Việt Nam nêu vấn đề vắc xin cấp bách tại hội nghị quốc tế

TTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định để phục hồi, tăng trưởng, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là ngăn chặn đại dịch COVID-19, trong đó nhấn mạnh hợp tác quốc tế, chia sẻ công nghệ, tài chính, y tế, đặc biệt là vắc xin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar