01/12/2015 09:01 GMT+7

Em là bà nội...: bài thơ cho tuổi già, bài ca cho tuổi trẻ

CÁT KHUÊ (catkhue@tuoitre.com.vn)
CÁT KHUÊ ([email protected])

TT - Em là bà nội của anh là bài thơ dành cho tuổi già, là bài hát dịu dàng dành cho những người trung niên, và là một khúc hoan ca dành cho những người trẻ.

Vai nữ chính của Miu Lê khiến cho người xem vừa cười vừa khóc - Ảnh: CJ E&M

Bà Đại (NSƯT Minh Đức), 72 tuổi, có một con trai (NSƯT Đức Khuê), một con dâu (Hồng Ánh) và hai cháu - một trai (Ngô Kiến Huy), một gái (Lều Phương Anh). Bà Đại có một người bạn tri kỷ là ông Bé (NSƯT Thanh Nam). Bà Đại có hai “tình địch” là bà Xuân (NSƯT Kim Xuân) và Duyên (Thu Trang) - con gái ông Bé.

Một câu chuyện cảm động, một bộ phim đẹp. Một dự án đã được chờ đợi rất lâu và may mắn nó không làm hỏng xúc cảm, ít ra, cho những ai đã mong chờ…

Bà Đại có một cuộc sống đủ phức tạp và đủ chán chường - mẫu số chung của hầu hết những người già ở độ tuổi ấy. Bà yêu con trai, nhưng khắt khe với con dâu, cháu gái. Cho đến một ngày, khi biết con trai muốn gửi bà về quê để đưa vợ đi chữa bệnh trầm cảm, bà Đại bước vào một tiệm chụp hình và mọi chuyện tréo ngoe bắt đầu...

Thanh Nga (Miu Lê) xuất hiện đúng vào lúc ban nhạc Bầy Chó Hoang của Trí Tùng (Ngô Kiến Huy) đang khủng hoảng vì ca sĩ chính đã bỏ đi. Giọng hát ngọt ngào và trong vắt của cô ca sĩ lạ lẫm với phục trang, tính cách đã không chỉ chinh phục Trí Tùng mà còn cả một nhà sản xuất âm nhạc (Hứa Vĩ Văn) và đương nhiên, ông Bé!

Em là bà nội của anh sử dụng các diễn viên nói cả giọng Nam và Bắc, nhưng điều đó chỉ làm cho phim có sự tương tác nhịp nhàng mà không bị chênh phô. Dàn diễn viên từ chính đến thứ chính và phụ diễn tốt vai của mình một cách bất ngờ.

Có thể nói, Em là bà nội của anh là một phim hiếm hoi hội ngộ ba thế hệ diễn viên Miu Lê, Ngô Kiến Huy, Hứa Vĩ Văn - NSƯT Minh Đức, NSƯT Thanh Nam, NSƯT Kim Xuân và thế hệ NSƯT Đức Khuê, Hồng Ánh... một cách rõ nét như thế.

Miu Lê không chỉ phô bày năng lực đảm nhận vai diễn khó của mình một cách trọn vẹn mà còn khoe được giọng hát của chính cô khi thể hiện năm ca khúc trong phim từ nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh Công Sơn cho đến nhạc trẻ. Cũng chính Miu Lê “bắt” người xem phải khóc - cười với nhân vật Thanh Nga của mình.

Khả năng làm chủ những bối cảnh đông người, tạo được không khí của đám đông đường phố hay trong trường quay sân khấu là những bất ngờ mà Phan Gia Nhật Linh đã làm được (đây cũng là điểm yếu của nhiều phim Việt, cứ ra toàn cảnh là bị lộ hoặc lủng củng với các nhân vật quần chúng).

Hứa Vĩ Văn và Miu Lê trong Em là bà nội của anh

Trung thành với phiên bản gốc Miss Granny (Ngoại già tuổi đôi mươi) từng rất thành công ở Hàn Quốc với doanh thu cao nhất trong năm, cũng là phiên bản được nhiều nước làm lại nhất, nhưng Em là bà nội của anh lại được Việt hóa nhuần nhuyễn đủ để khiến cho ai từng xem bản gốc cũng không vì thế mà bị nó chi phối, quên đi xúc cảm mà bản Việt hóa mang đến.

Dù vẫn biết kịch bản gốc tốt chính là thế mạnh nền tảng để phát triển kịch bản Việt hóa, nhưng vẫn phải ngạc nhiên hóa ra câu chuyện với các nhân vật nói tiếng Việt lại không khó khăn để dẫn dắt cảm xúc của khán giả.

Lâu rồi điện ảnh Việt mới dám có một phim dài hơn hai tiếng thay vì 90 phút vừa gọn ghẽ vừa đẹp... suất chiếu. Hơn hai tiếng có quá dài cho một giấc mơ đẹp đẽ của bà nội 72 tuổi trở về thuở đôi mươi?

Câu trả lời đã có cho những ai xem phim trước khi phim ra rạp chính thức từ ngày 11-12 này.

Em là bà nội của anh là bài thơ dành cho tuổi già, bởi vì phim hiểu họ, đồng cảm với họ cả với những nuối tiếc quá khứ, những hoang mang của sự chênh lệch thế hệ với con cái, hoang mang cả việc làm quen với vị trí khác đi của mình trong lòng con, cháu.

Em là bà nội của anh là bài hát dịu dàng dành cho những người trung niên, những người đứng trước sự phân vân của những nghi ngờ về giá trị gia đình, về cả sự lung lay trong ứng xử bên trong lẫn bên ngoài xã hội.

Em là bà nội của anh cũng chính là một khúc hoan ca dành cho những người trẻ, là cái hôn dịu dàng của bà nội dành cho cháu trai, là những giá trị tử tế hóa ra không hề mất đi, nó chỉ cần được gọi tên, được cho một cơ hội. Để những tranh cãi và mâu thuẫn bất tận trong mỗi gia đình có thể chẳng bao giờ chấm dứt nhưng không bao giờ là quá muộn, khi chúng ta tìm lại cội rễ tình cảm.

*Xem trailer Em là bà nội của anh TẠI ĐÂY

CÁT KHUÊ ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar