13/10/2023 09:52 GMT+7

Em không thích bài giảng chiều nay

"Dạ thưa thầy, em không thích lắm bài giảng của thầy chiều hôm nay" - "Sao vậy em?" - "Dạ, vì các bạn lên thuyết trình kể chuyện nghe không thấm như thầy giảng".

Em không thích bài thầy giảng chiều nay - Ảnh 1.

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến bàn về chương trình giáo dục phổ thông mới. Là giáo viên hơn 15 năm dạy môn giáo dục công dân bậc THCS, tôi xin có vài điều chia sẻ từ thực tế giảng dạy của mình.

Trong tôi có suy nghĩ lấy học sinh làm trung tâm có phải là giao các em làm việc nhiều hay không? Tiết dạy được đánh giá tốt có thật sự là hiệu quả đối với học sinh chưa?

Tiết dạy được trường đánh giá tốt

Môn giáo dục công dân lớp 9 có bài 8 về năng động sáng tạo. Tôi đã lên tiết thao giảng cấp trường bài này và có ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn dự giờ.

Trên tinh thần theo sự đổi mới "lấy học sinh làm trung tâm", tôi thiết kế bài giảng khá công phu và phân công học sinh làm việc nhóm với sự chuẩn bị chu đáo của cả thầy và trò. 

Các nhóm chuẩn bị trước những câu chuyện đặc sắc có hình ảnh minh họa, video clip về sự "năng động sáng tạo" trong các lĩnh vực khác nhau.

Nhóm 1: Câu chuyện về "Mắt kính thần" của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải giúp người khiếm thị giảm bớt sự nguy hiểm khi lưu thông trên đường phố. 

Nhóm 2: Cây hai trong một, phần gốc là củ khoai tây, phần ngọn là trái cà chua của kỹ sư Nguyễn Thị Trang Nhã. Nhóm 3: Nghệ thuật sáng tạo tranh thêu hai mặt XQ. Nhóm 4: Nghệ thuật sáng tạo trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

Đại diện các nhóm trình bày trôi chảy, học sinh bên dưới chăm chú lắng nghe và sau đó góp ý. Thầy giáo nhận xét, chốt lại nội dung bài học từ khái niệm, ý nghĩa, sự năng động sáng tạo... 

Tiếng vỗ tay của học sinh giòn giã vang lên mỗi khi các nhóm thuyết trình xong. Thi thoảng tôi nhìn thấy cái gật đầu, mỉm cười của thầy cô dự giờ.

Sau tiết dự giờ, ban giám hiệu, giáo viên của tổ cùng họp nhận xét góp ý. Tôi được đánh giá tiết dạy tốt với ưu điểm thầy trò có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ, học sinh làm việc nhóm tốt, phát huy tính tích cực của các em. 

Sự mệt mỏi vất vả trong tôi dường như vơi dần khi nhận được sự nhận xét đánh giá đó.

Ngạc nhiên với chia sẻ của học sinh

Tuy nhiên chiều hôm đó, khi ra về thì một học sinh nam của lớp chạy đến gặp tôi và nói: "Dạ thưa thầy, em không thích lắm bài giảng của thầy chiều hôm nay" - "Sao vậy em?" - "Dạ, vì các bạn lên thuyết trình kể chuyện nghe không thấm như thầy giảng". 

Trước lời nói của học sinh, tôi khựng lại. Cảm giác đột ngột chới với trái ngược cảm xúc vui vẻ với sự đánh giá tốt về tiết dạy vừa rồi.

Sau đó, tôi tìm gặp một vài học sinh của lớp dự giờ để hỏi. Ngạc nhiên là sự chia sẻ của các em đều giống như bạn học sinh nam rằng "tụi em thích nghe thầy giảng hơn". 

Tôi nhận thêm bất ngờ kế tiếp khi học sinh trực tiếp lên thuyết trình tâm sự: "Khi nhóm em được giao tìm tư liệu thuyết trình là đã biết trước câu chuyện đó rồi, đâu còn sự hấp dẫn như khi được nghe thầy kể". Thầy và trò nhìn nhau...

Trong tôi lúc này có sự suy nghĩ lấy học sinh làm trung tâm có phải là giao các em làm việc nhiều hay không? Tiết dạy được đánh giá tốt có thật sự là hiệu quả đối với học sinh chưa? Hay là mình hiểu chưa đúng, cần phải thay đổi lại? 

Không có phương pháp nào là vạn năng, lấy học sinh làm trung tâm là giáo viên cần phải làm những gì tốt nhất, hiệu quả nhất cho chính những học sinh "trung tâm" của mình.

Thay đổi từ góp ý của trò

Tôi đã thay đổi từ sự góp ý của học sinh. Với đặc thù môn học giáo dục công dân, đặc điểm riêng của từng bài và sở trường của bản thân: thầy giảng trò nghe, kể chuyện có hình ảnh thực tế minh họa sát với nội dung bài học, kết hợp âm thanh ánh sáng nhạc nền, đan xen là những câu hỏi gợi mở nếu học sinh trả lời đúng sẽ được điểm cộng.

Câu hỏi khó thì thảo luận cặp đôi cặp ba, sau ba phút có câu trả lời liền "sai thì thôi đúng 10 điểm". Kết thúc tiết học, học sinh hỏi: Sao nhanh hết giờ quá thầy ơi!

Gỡ khó cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Hàng loạt khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã được các nhà quản lý giáo dục, giáo viên nhiều trường THPT nêu ra tại hội thảo khoa học "Thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPT".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar