10/01/2020 12:12 GMT+7

Em bé thứ hai ra đời nhờ tử cung hiến của người chết

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Chị Jennifer Gobrecht, 33 tuổi, vừa trở thành bà mẹ thứ hai ở Mỹ có thể sinh con từ tử cung của một người hiến đã chết, mở ra thêm hi vọng cho các bà mẹ hiếm muộn.

Em bé thứ hai ra đời nhờ tử cung hiến của người chết - Ảnh 1.

Anh chị Drew, Jennifer Gobrecht và con trai họ, bé Benjamin Thomas Gobrecht - Ảnh: CNN

Theo Đài CNN (Mỹ), ngay từ độ tuổi thanh thiếu niên, chị Jennifer Gobrecht đã biết mình bẩm sinh không có tử cung. Với cấu tạo khiếm khuyết của tự nhiên, chị sẽ không thể mang thai, sinh con như bao phụ nữ bình thường khác.

Nhưng giờ đây, nhờ tiến bộ của khoa học, chị Jennifer Gobrecht đã có thể làm mẹ nhờ được ghép tử cung của một người hiến đã qua đời.

Chị Gobrecht sinh bé trai Benjamin Thomas Gobrecht (sinh mổ) vào tháng 11 năm ngoái trong khuôn khổ một thử nghiệm đang được triển khai nhằm nghiên cứu khả năng cấy ghép tử cung để điều trị vô sinh cho những trường hợp thiếu bộ phận này ngay từ lúc sinh ra.

Thông tin về ca sinh con thành công của chị vừa được Trung tâm y khoa Penn Medicine tại Philadelphia công bố ngày 9-1 giờ Mỹ.

Hiện vợ chồng chị Jennifer và anh Grew Gobrecht (32 tuổi) đang sống bên ngoài Philadelphia. Với đôi vợ chồng trẻ này, việc sinh hạ bé Benjamin là "một điều kỳ diệu".

"Benjamin có ý nghĩa rất nhiều, không chỉ với Drew và tôi, mà còn với nhiều người khác, và hi vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho nhiều cặp đôi khác thử nghiệm phương pháp này vì phương pháp đó có hiệu quả và giờ thì thằng bé đã có mặt trên đời", chị Jennifer nói.

Chị Jennifer biết mình không có tử cung từ năm 17 tuổi do mắc một chứng bệnh hiếm gặp là hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser, còn gọi tắt là "MRKH". Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh này là chị chưa bao giờ có kinh nguyệt.

Ước tính tình trạng vô sinh do yếu tố liên quan trục trặc tử cung, trong đó có những bất thường của tử cung như hội chúng MRKH, có thể ngăn cản cơ hội làm mẹ của 1/500 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở trên toàn cầu.

Em bé đầu tiên sinh ra từ tử cung của 2 bà mẹ đồng tính

TTO - Một người mẹ cho trứng để thụ tinh ống nghiệm và cấy vào tử cung của mình để "nuôi" trứng khỏe mạnh. Sau đó, phôi thai sẽ được chuyển sang tử cung của người mẹ thứ hai trong phần còn lại của thai kỳ.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Tác dụng đặc biệt ít ai biết về củ khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao, khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư càng lớn.

Tác dụng đặc biệt ít ai biết về củ khoai lang

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar