16/10/2015 10:10 GMT+7

Ebola trốn trong cơ thể người thoát bệnh

MỸ LOAN (myloan@tuoitre.com.vn)
MỸ LOAN ([email protected])

TT - Tình trạng sức khỏe của nữ y tá Pauline Cafferkey đang nguy kịch sau khi tái nhiễm virút Ebola. Giới y tế thật sự lo lắng.

Nữ y tá Pauline Cafferkey khi còn tham gia hỗ trợ chống dịch Ebola ở Sierra Leone - Ảnh từ YouTube

Báo Guardian cho biết cô Pauline Cafferkey - 39 tuổi, người Scotland - từng được tuyên bố khỏi bệnh Ebola hồi tháng 1-2015. Cô bị phát hiện nhiễm dịch lần đầu vào tháng 12-2014 trong thời gian làm việc ở Sierra Leone.

Cô được cách ly điều trị tại Bệnh viện Royal Free (London) trong vòng một tháng, sử dụng một loại thuốc kháng virút Ebola thử nghiệm và truyền máu của bệnh nhân sống sót trước khi xuất viện.

Trường hợp của nữ y tá Cafferkey cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo virút Ebola vẫn còn là loại virút khó hiểu và gây ra những hậu quả lâu dài lên người bệnh.

58 người được xác định có tiếp xúc gần với Cafferkey trước khi cô nhập viện trở lại hôm 6-10 để điều trị. Nhà chức trách y tế địa phương đã cung cấp văcxin Ebola cho 40 người trong số này và họ đang được theo dõi chặt chẽ.

Chưa có câu trả lời

Giới chuyên gia cho rằng virút Ebola có thể sống ẩn dật trong dịch não tủy hay các phần khác của cơ thể mà hệ miễn dịch yếu. Trong trường hợp của Cafferkey, có khả năng virút này vẫn còn sống trong hai mắt hoặc dịch tủy của cô.

Khi hệ miễn dịch của Cafferkey yếu đi, virút này mạnh lên, lan rộng và gây ra triệu chứng sốt trước khi cơ thể của bệnh nhân kịp phản ứng. Có khả năng đây là trường hợp tái nhiễm Ebola hiếm thấy. Song giới chuyên gia y tế vẫn không dám đảm bảo đây là trường hợp duy nhất vì họ chưa từng gặp ca bệnh thế này từ khi dịch bệnh bùng phát ở Tây Phi đến nay.

Tờ Independent cho biết gần đây đã xuất hiện một số ca tái nhiễm Ebola và tử vong sau thời gian dài hồi phục. Chẳng hạn bệnh nhân Dennis Khakie, 42 tuổi, ở Liberia đã đột ngột tử vong sau gần một năm hồi phục.

Rồi một bệnh nhân nhỏ tuổi đã được Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) chữa khỏi ở Liberia hồi năm ngoái đột nhiên có triệu chứng sốt rất nhanh, viêm não và kết quả xét nghiệm dương tính với Ebola.

Câu chuyện về những bệnh nhân như Khakie thỉnh thoảng xuất hiện trong thời gian gần đây. “Chúng tôi đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây tử vong và liệu hiện tượng này có thật sự liên quan đến Ebola hay không vẫn chưa rõ” - bác sĩ Armand Sprecher, thuộc Tổ chức MSF, nhấn mạnh.

Bà Audrey Rangel, điều phối viên Tập đoàn Y tế quốc tế ở Kambia (Sierra Leone), cho biết có khoảng 13.000 người hết bệnh Ebola ở Tây Phi thường gặp triệu chứng đau kéo dài như đau cơ, đau ở vùng bụng và mất ngủ triền miên.

Một số người khác mắc các chứng bệnh liên quan đến thị lực, thính lực và thậm chí có người đã bị mù.

Nguyên nhân gây ra những triệu chứng “hậu hồi phục Ebola” này đến nay vẫn chưa được xác định. Song giới chuyên gia y tế nhận định có khả năng chúng liên quan đến việc hệ miễn dịch bị tổn thương trong thời gian bệnh nhân chống chọi lại virút Ebola.

Sống trong tinh dịch nam giới

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút Ebola có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới đến 82 ngày và có thể lâu hơn. Hồi tháng 3-2015, một phụ nữ 44 tuổi đã tử vong ở Liberia do bị lây nhiễm virút Ebola từ hôn phu của mình, vốn là một người cũng vừa được tuyên bố “thoát bệnh Ebola”.

Chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quân y của Mỹ - bác sĩ Gustavo Palacios và các đồng nghiệp đã kết hợp mẫu xét nghiệm di truyền học của người phụ nữ này và mẫu bệnh phẩm lấy từ vị hôn phu của cô nhằm tìm ra câu trả lời.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ virút Ebola từ người đàn ông đã nhiễm sang người phụ nữ qua đường tình dục. Song các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn vì đây chỉ mới là bằng chứng đầu tiên.

Một nhóm chuyên gia y tế của Chính phủ Sierra Leone, WHO và Trung tâm Phòng chống dịch bệnh của Mỹ đã vận động 93 người đàn ông “thoát Ebola” thường xuyên kiểm tra sau khi được tuyên bố khỏi bệnh.

Kết quả kiểm tra chín người đầu tiên sau ba tháng thoát bệnh cho thấy virút Ebola vẫn có trong tinh dịch của họ. Và bằng chứng di truyền học của virút Ebola vẫn có trong tinh dịch của 65% những người này khi họ tham gia kiểm tra lại từ 4 - 6 tháng sau đó.

WHO đã cảnh báo những bệnh nhân “thoát Ebola” nên kiêng cữ hoặc quan hệ tình dục an toàn trong 90 ngày.

Tạp chí y khoa New England cho biết virút Ebola cũng có thể truyền từ những phụ nữ thoát Ebola sang con của họ thông qua sữa mẹ.

Nguy cơ Ebola vẫn còn

Giới bác sĩ y tế Anh cho rằng nguy cơ những người “sống sót từ bệnh Ebola” gây nguy hiểm đến cộng đồng chung là cực kỳ thấp. Tuy nhiên, vẫn còn khả năng virút Ebola sẽ tái xuất hiện ở một số người và lây nhiễm sang người khác nhưng chưa được phát hiện.

Giới chuyên gia cảnh báo virút Ebola vẫn lan truyền trong loài dơi ăn quả và có thể trong một số loài động vật hoang dã.

MỸ LOAN ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar