17/07/2016 15:53 GMT+7

Duyên nợ với trẻ không nhà

D.KIM THOA (Theo CSmonitor)
D.KIM THOA (Theo CSmonitor)

TTO - Sunanta Nong Kaewmuangpech, một phụ nữ Thái Lan, không thể cầm lòng trước cảnh sống khốn khổ và đầy bất an của những đứa trẻ lang thang ở Pattaya. Kaewmuangpech mở ra mái ấm cho trẻ không nhà.

Chị Kaewmuangpech dạy học cho các em nhỏ tại trung tâm - Ảnh: CSmonitor

Với chị, sau tất cả chỉ là sự đưa đẩy tự nhiên của số phận. Kết quả là một mái nhà che nắng che mưa ấm áp, yêu thương được Kaewmuangpech dựng lên, sẵn sàng mở cửa chào đón những đứa trẻ lang thang, bị nơi khác chối từ. Nếu không có Kaewmuangpech, thật khó biết được tương lai chúng về đâu.

Mười bảy năm trước, ở tuổi 19, Kaewmuangpech tới thành phố nằm bên vịnh Thái Lan để hoàn thành một văn bằng về quản lý khách sạn.

Sau khi trải qua một loạt công việc khác nhau, chị nhận ra việc mình muốn làm nhất là giúp đỡ những người bất hạnh trong túi không còn một xu cho tới những đứa trẻ không may bị cha mẹ hắt hủi từ thuở lọt lòng.

Pattaya là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thái Lan, nhưng đó cũng là một trong những điểm du lịch tai tiếng nhất thế giới về nạn mua bán dâm. Trong cuộc chiến Việt Nam, quân nhân Mỹ đã biến Pattaya từ một làng chài yên ả thành một trung tâm thương mại, giải trí. Số quán bar và gái điếm tăng vọt từ ngày đó cho tới hôm nay.

Tình hình phức tạp này làm nảy sinh vô số tệ nạn xã hội. Bất chấp các nỗ lực giải quyết của hội đồng thành phố, những bê bối vẫn tồn tại khắp nơi. Trong đó vấn đề trẻ em lang thang có lẽ là vấn đề lớn nhất. Thống kê cho thấy vào bất cứ thời điểm nào cũng luôn có hơn 2.000 trẻ em không nhà vạ vật tại thành phố này.

Ông Andrew Scadding, giám đốc Tổ chức từ thiện Thai Chidren's Trust có trụ sở tại Anh, cho biết: “Có quá nhiều trẻ em ở đây không có nhà và chẳng ai chăm sóc chúng”.

Ông giải thích: “Cha mẹ chúng là những lao động nhập cư trái phép từ Campuchia hoặc Myanmar. Họ làm việc tại các công trường xây dựng hoặc làm những công việc khổ cực nhất với thời gian làm mỗi ngày dài kinh hoàng.

Họ không có thời gian chăm sóc con cái và cũng không có tiền trả cho ai đó giúp họ việc này. Bọn trẻ không được học hành và phải tự xoay xở cuộc sống”.

Đứa trẻ đầu tiên đến với Kaewmuangpech là một trong số ấy. Khi gặp chị, nó 12 tuổi. Chị kể: “Khi tôi gặp thằng bé, nó không có giày dép, quần áo thì dơ dáy. Thằng bé xin tôi tiền.

Tôi cho nó một ít và viết cho nó số điện thoại của mình rồi bảo: “Cất cái này vào túi, nếu cháu có chuyện gì hãy ra bốt điện thoại và gọi cho cô”.

Ngay hôm sau, lúc 4g sáng, cảnh sát gọi điện cho tôi báo là họ đã bắt được một tên tội phạm ấu dâm người Mỹ có quan hệ tình dục với thằng bé. Họ hỏi tôi có thể tới và đón nó được không”.

Sau này, khi đã tin tưởng Kaewmuangpech hơn, thằng bé dẫn chị tới thăm khu phố du lịch chính ở Pattaya để gặp những người bạn của nó tụ tập tại đó. Tất cả chúng đều là trẻ vô gia cư.

Chị Kaewmuangpech nói: “Tôi bắt đầu tới đó hằng đêm. Tôi mang cho chúng những đồ cần thiết, quần áo, khăn và chăn đắp”. Cuối năm 2013 xảy ra đợt rét, chị Kaewmuangpech nhớ lại: “Bọn trẻ ngủ trên đường phố không có chăn. Chúng phải ôm lấy nhau cho ấm. Tôi không đành lòng trước cảnh ấy”.

Trước đó chị đã giúp một em trai 16 tuổi tìm thuê căn hộ rồi phụ trả tiền nhà. Thế là chị tới gặp em này bảo sẽ trả toàn bộ tiền thuê nhà nếu em cho các em kia ở cùng. Em trai này đồng ý. Nhưng rồi chị cũng chỉ “nhồi” thêm được bốn đứa nữa vào, không thể hơn được.

Sau đó chị lại biết có chỗ thuê rộng rãi hơn nhiều với giá 6.000 baht một tháng. Và thế là “ngôi nhà mở” đầu tiên dành cho trẻ không nhà của chị Kaewmuangpech đã ra đời.

Vài tháng trôi qua, ngôi nhà ấy cũng trở nên chật chội. Chị Kaewmuangpech lại tìm chỗ trọ khác. Và lúc này, một nhà hảo tâm xuất hiện, đó là ông Paul Wijnbergen - một doanh nhân người Hà Lan.

Ông Paul chính là người đã giúp chị Kaewmuangpech thêm 5.000 baht vào số tiền 7.000 baht đã có của chị để thuê chỗ ở mới cho bọn trẻ.

Ông nói: “Tôi đã đưa tiền cho cô ấy và tới thăm ngôi nhà sau khi họ dọn tới. Nhà không có đồ đạc gì, không giường, không tivi, không gì cả ngoài nước sinh hoạt và một ít thực phẩm rẻ tiền. Thật tội nghiệp! Nhưng dù thế, những đứa trẻ vẫn tỏ ra vô cùng hạnh phúc vì chúng đã có một mái nhà”.

Những ngày sau đó, nhờ ông Paul Wijnbergen và bạn bè ông giúp đỡ, ngôi nhà đã được trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, có cả máy tính và sách vở học hành. Ngôi nhà với tên gọi mới Shelter Center Pattaya (Trung tâm cư trú Pattaya) đã được khai trương tháng 4-2014.

Hiện trung tâm này có số trẻ dao động 20-27 em. Chị Kaewmuangpech với hai người hỗ trợ khác và các tình nguyện viên đảm nhiệm việc chăm sóc và dạy dỗ các em. Không chỉ được ăn, ở và có quần áo mặc, các em còn được trang bị kiến thức cơ bản.

Các em cũng được khuyến khích tham gia những công việc tích cực như làm sạch bãi biển và tặng quà cho các bạn nhỏ khác thậm chí còn kém may mắn hơn các em tại những khu nhà ổ chuột của người nhập cư.

D.KIM THOA (Theo CSmonitor)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar