11/09/2020 07:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Đứt gãy' áo dài nam, nối lại cho phù hợp

MINH TỰ
MINH TỰ

TTO - Chỉ vài giờ sau khi cán bộ, công chức, viên chức văn phòng Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên Huế mặc áo dài đi làm vào thứ hai của tuần đầu tháng 9, hình ảnh đó đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lời lẽ khen chê càng lúc càng gay gắt.

Đứt gãy áo dài nam, nối lại cho phù hợp - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ mặc áo dài, đội khăn xếp, tiếp đại sứ Úc tại Việt Nam hôm 10-7-2020 - Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Và chủ yếu là phản ứng với bộ đồng phục nam với áo dài năm thân, đầu đội khăn xếp, quần trắng, giày tây. Không thấy ai nói gì đến bộ đồng phục áo dài tím, khăn vấn của các nữ công chức, dù bộ đồng phục áo dài mà sở này thông báo có cả nam và nữ.

Sử liệu cho thấy áo dài đã từng là trang phục công đường suốt gần 150 năm dưới thời nhà Nguyễn. Thuở đó, từ vua quan triều đình cho đến tri phủ, tri huyện, lý trưởng, hương tuần vẫn mặc áo dài để làm việc.

Áo dài cũng là đồng phục trong trường học, từ thầy giáo trường huyện cho đến ông đồ trường làng và học trò đều mặc áo dài. Chiếc áo dài không chỉ là lễ phục, đồng phục, trang phục công sở, mà đã trở thành thường phục của người dân Việt suốt một thời gian dài, rõ nhất là ở Huế.

Thế rồi phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20 như một cuộc cách tân xã hội mạnh mẽ, và một trong những việc phải cách tân là "cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn".

Chiếc áo dài đen của giới nho sĩ, như là biểu hiện của tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, đã được thay thế bằng bộ Âu phục - được xem là trang phục văn minh, hiện đại.

Từ chỗ là trang phục công đường, là thường phục của nho sĩ, áo dài nam chỉ còn duy trì ở người lớn tuổi, thảng hoặc trong các lễ cúng tế, giỗ kỵ.

Điều đó có thể xem như một sự "đứt gãy", như nhận định của GS.TS Thái Kim Lan trên báo Tuổi Trẻ ngày 10-9. Vấn đề là nối lại "đứt gãy" đó như thế nào?

Trên thực tế, chiếc áo dài đã trở lại với trang phục văn phòng từ 30 năm trước. Khoảng đầu thập niên 1990, người ta bắt đầu nhìn thấy nữ nhân viên giao dịch bưu điện mặc áo dài đồng phục, tiếp đó là nhân viên hành chính các cơ quan, và nhiều nhất là nữ giáo viên ở các trường học. Nhưng đó là áo dài công sở của nữ giới.

Còn áo dài nam? Thuở xưa, cả triều đình nhà Nguyễn đều mặc áo dài, đội khăn xếp đi làm, là điều bình thường. Nhưng nếu bây giờ cả Văn phòng Chính phủ và các bộ, ban, ngành đều mặc trang phục như thế ở công sở?

Khi ông Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ mặc chiếc áo dài, đội khăn xếp, tiếp đại sứ Úc tại Việt Nam hôm 10-7, nhiều người đã đề nghị ông nên tiếp tục mặc như thế trong các lễ nghi trang trọng và đón tiếp khách quý. Nhưng nếu ông chủ tịch mặc chiếc áo dài ấy để đi làm việc suốt ngày ở công sở thì có ổn không?

Một vị lãnh đạo trong trang phục áo dài truyền thống đón tiếp khách quý nơi phòng khánh tiết khác với một công chức mặc bộ áo dài, đội khăn xếp ngồi tiếp dân nơi công sở.

Vì vậy chiếc áo dài nam, là trang phục truyền thống dân tộc, rất cần được tôn vinh trong đời sống hôm nay. Nhưng sự "tôn vinh" đó phải diễn ra trong thời gian, không gian và công việc phù hợp.

Như thế nào là phù hợp thì cần phải có sự thảo luận của các chuyên gia văn hóa, trang phục, hành chính, nội vụ... chứ không chỉ bằng "nội lực của ngành văn hóa" và tình yêu di sản dân tộc.

Nối lại 'đứt gãy' cho áo dài nam

TTO - Để phá bỏ định kiến đã chế ngự tư duy và cách nhìn y phục áo dài nam từ gần một thế kỷ, có lẽ nên nhìn áo dài đàn ông trên phương diện thời trang và việc nối lại sự 'đứt gãy' là cần thiết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar