16/08/2023 09:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đường ven sông từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn: Làm sớm thôi, trễ quá rồi!

T.LONG
và 2 tác giả khác

Con đường ven sông Sài Gòn cần được khơi thông sớm nhất, không chỉ có nghĩa về mặt giao thông mà còn là thông điệp trả lại bờ sông cho cả cộng đồng.

Đường ven sông qua trung tâm TP.HCM pháp lý đã có, các chuyên gia nhận định cần sớm thực hiện  - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đường ven sông qua trung tâm TP.HCM pháp lý đã có, các chuyên gia nhận định cần sớm thực hiện - Ảnh: CHÂU TUẤN

Các chuyên gia cho rằng đường ven sông Sài Gòn từ cầu Sài Gòn đến đường Tôn Đức Thắng cần sớm tháo gỡ các chướng ngại để thông suốt một mạch.

Bờ sông là của cả cộng đồng

Việc thông suốt con đường ven sông Sài Gòn không chỉ giải quyết về mặt lưu thông, môi trường mà còn là vấn đề dân sinh. Phải khẳng định rằng về pháp lý trong quy hoạch, hành lang bờ sông là của chung chứ không phải của riêng một ai.

Cơ chế trong nghị quyết 98 đã mở ra rất nhiều cơ hội để TP có thể triển khai nhanh các dự án. Công tác quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng cần được xử lý nghiêm túc, các trường hợp lấn chiếm cần có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Đường ven sông Sài Gòn dài gần trăm cây số là một dự án lớn, cần có thời gian triển khai. Trước mắt, có một đoạn nằm ngay cửa ngõ từ cầu Sài Gòn đến đường Tôn Đức Thắng cần được ưu tiên làm sớm.

Từ tám tháng trước, tôi đã nghe thông tin là các sở ngành rà soát pháp lý về việc dỡ bức tường để khơi thông đường ven sông qua khu dân cư Vinhomes và Saigon Pearl. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xong.

Tôi cho rằng rà soát pháp lý chỉ một đoạn mà nhùng nhằng như thế thì làm sao tính đến chuyện xa xôi là hoàn thành con đường ven sông dài cả 100km.

TS Phạm Viết Thuận (viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM)

Giải quyết điểm nghẽn: không quá khó

Nếu làm được dự án đường dọc bờ sông từ khu vực cầu Ba Son về đến cầu Kinh Thanh Đa, nhất là đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn sẽ giúp tận dụng được không gian bờ sông. Tuy nhiên để khai thác tốt bờ sông cần kết hợp giữa làm đường và tạo cảnh quan để tạo điểm nhấn chứ không chỉ nhắm đến khía cạnh giao thông.

Việc thiết kế tuyến đường phải thân thiện và có thể trở thành những không gian công cộng để người dân có thể tiếp cận với bờ sông.

Riêng về những khó khăn hay vướng mắc quanh tuyến đường này tôi nghĩ không khó để giải quyết. Về các tuyến đường trong nội bộ một số dự án, hiện đã có quy định phải bàn giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành đầu tư. Cơ quan nhà nước cần tính toán việc tiếp quản những tuyến đường đó.

Còn có những khu đất thuộc đất quốc phòng, TP.HCM hoàn toàn có thể thương lượng với các cơ quan đang quản lý khu đất để thực hiện dự án. Cái quan trọng nhất hiện đã có quy hoạch pháp lý, TP.HCM quyết tâm làm dự án thì phải nghiên cứu nhanh để lập dự án.

Quá trình này sẽ có tham vấn các bên liên quan về việc thu hồi, chuyển giao các khu đất để làm dự án. Nếu có một dự án tốt, phục vụ cho mục đích công cộng và phát triển kinh tế, xã hội, khả năng cao các bên sẽ đồng thuận.

Tiến sĩ Phạm Thái Sơn (giảng viên chính kiêm điều phối viên chương trình thạc sĩ phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức)

Có quy hoạch, việc triển khai không khó

Phần đất hành lang ven sông, ven kênh (50m, 30m hoặc 20m... theo quy hoạch tùy vào từng nơi) là không gian công cộng do Nhà nước quản lý.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, khi Nhà nước chưa triển khai dự án, các nhà đầu tư đã tự huy động nguồn lực để đầu tư trước đoạn đường và cải tạo khu vực bờ sông thành công viên tạo không gian phục vụ cộng đồng khu dân cư mà họ triển khai.

Theo tôi đây là vấn đề tốt trong bối cảnh TP chưa có nguồn lực triển khai dự án. Khi TP có nhu cầu kết nối giao thông hoặc có kế hoạch triển khai dự án, về pháp lý các nhà đầu tư sẽ bàn giao lại phần hạ tầng nằm trong hành lang ven sông đã có trong quy hoạch.

Cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư cần thỏa thuận về phần hạ tầng công cộng đã được đầu tư để làm sao hài hòa lợi ích giữa các bên.

Kiến trúc sư Khương Văn Mười (nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM)

Cần rà soát quy hoạch, đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp

TP có quy hoạch tuyến đường ven sông kết nối từ khu vực cầu Thủ Thiêm 2 (nay là cầu Ba Son, quận 1) về đến cầu Kinh (bán đảo Thanh Đa - Bình Quới, Bình Thạnh).

Trong đó, đoạn đường bờ sông từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn có đi ngang qua ranh đất của các dự án đã được đầu tư là dự án khu dân cư chỉnh trang khu vực đầu cầu Ba Son, dự án khu dân cư phức hợp sông Sài Gòn, dự án Trường tiểu học và trung học cơ sở và dự án khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn.

Theo định hướng quy hoạch chung, chỉ có đoạn đường bờ sông trong khu vực dự án khu dân cư phức hợp sông Sài Gòn (Saigon Peal) có lộ giới 15m, chưa đồng bộ với các dự án còn lại (quy hoạch lộ giới 35m). Nguyên nhân do dự án này được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và triển khai đầu tư trước thời điểm lập quy hoạch chung.

Nếu muốn làm tuyến đường ven sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn đồng bộ với lộ giới 35m, UBND quận Bình Thạnh cần rà soát việc thực hiện quy hoạch và đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch phù hợp.

Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM

Đợi thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngày 27-12-2022, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản truyền đạt kết luận của Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường về phương án kết nối giao thông đường ven sông Sài Gòn (đoạn qua khu dân cư Vinhomes và Saigon Pearl, quận Bình Thạnh).

Ông Bùi Xuân Cường đã giao các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án khu dân cư Vinhomes và Saigon Pearl gửi về Sở Giao thông vận tải và báo cáo cho UBND TP.

Đến thời điểm hiện tại tất cả các sở ngành, địa phương đã có văn bản cung cấp các vấn đề liên quan gửi về Sở Giao thông vận tải TP, chỉ riêng Sở Tài nguyên và Môi trường TP chưa gửi văn bản.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 15-8, phía Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện Phòng quản lý đất đang rà soát các thông tin liên quan để phản hồi cho Sở Giao thông vận tải về vấn đề đường ven sông trong thời gian tới.

Đường ven sông từ Ba Son đến cầu Sài Gòn: Cần gỡ 'chướng ngại' để sớm thông đường

Đoạn đường ven sông tuyệt đẹp, đắt giá nhất ven sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn đã có pháp lý và quy hoạch để nối liền nhưng vẫn bị chặn đứng bởi một số chướng ngại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Tranh chấp lối đi, đem cây rào đường

Người dân xã Tân Tiến, tỉnh Cà Mau đã đem cây rào đường do tranh chấp lối đi chung. Việc này làm nhiều người dân bị ảnh hưởng do có đường lộ ô tô nhưng vẫn không đi được.

Cà Mau: Tranh chấp lối đi, đem cây rào đường

Vụ chặt bán xà cừ tại phường Cheo Reo: Phát hiện thêm 10 cây bị chặt hạ

Liên quan vụ chặt bán nhiều cây xà cừ tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (cũ), tỉnh Gia Lai, cơ quan chức năng vừa phát hiện thêm 10 cây xà cừ bị cưa hạ tại vị trí khác thuộc phường này.

Vụ chặt bán xà cừ tại phường Cheo Reo: Phát hiện thêm 10 cây bị chặt hạ

Vụ ô tô lao thẳng vào nhà, chủ xe bị tố lật lọng sau thỏa thuận đền bù

Chiếc xe ô tô màu trắng lao thẳng từ một khách sạn ở quốc lộ 9 vào nhà ông Tuyến, tông sập cổng, hư 2 xe máy và nhiều tài sản. Tài xế đền bù một số tài sản ban đầu, xin tiếp tục đền bù vào hôm sau nhưng đến nay "không liên lạc được".

Vụ ô tô lao thẳng vào nhà, chủ xe bị tố lật lọng sau thỏa thuận đền bù

Cư dân nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã có điện chỉ 1 ngày sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online

Mặc dù dự kiến ký hợp đồng trước, sau đó mới lắp đồng hồ điện cho hàng trăm khách hàng tại chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, nhưng cư dân bất ngờ khi Điện lực TP.HCM triển khai lắp đồng hồ ngay trong ngày 15-7.

Cư dân nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã có điện chỉ 1 ngày sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online

Công an điều tra vụ tiểu thương tố bị hành hung tại chợ ở Lâm Đồng

UBND xã Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã chuyển hồ sơ cho công an thụ lý vụ tiểu thương tố bị hành hung ngay bên trong chợ Di Linh.

Công an điều tra vụ tiểu thương tố bị hành hung tại chợ ở Lâm Đồng

Dự án Hàm Tân không ảnh hưởng đất của dân, đảm bảo an toàn

Công ty Điện lực Lâm Đồng khẳng định công trình đường dây trung thế 22kV tại huyện Hàm Tân được triển khai đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến đất của người dân và đảm bảo an toàn.

Dự án Hàm Tân không ảnh hưởng đất của dân, đảm bảo an toàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar