19/12/2019 17:59 GMT+7

Đường về Thăng Long: Chọn lựa của thế hệ trí thức khi Tổ quốc lâm nguy

NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ

TTO - Lựa chọn tên tác phẩm là Đường về Thăng Long, có thể hiểu ý tưởng của nhà văn Nguyễn Thế Quang không chỉ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà muốn nói đến sự chọn lựa của một thế hệ trí thức khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy.

Đường về Thăng Long: Chọn lựa của thế hệ trí thức khi Tổ quốc lâm nguy - Ảnh 1.

Sách do NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành - Ảnh: N.K.P.

Sau các tiểu thuyết lịch sử về đại thi hào Nguyễn Du (Nguyễn Du), kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ (Thông reo Ngàn Hống - giải thưởng của Hội Nhà văn VN 2015, giải Văn học ASEAN 2016), tác giả Nguyễn Thế Quang vừa cho ra mắt Đường về Thăng Long - một tác phẩm về danh tướng Võ Nguyên Giáp.

Lựa chọn tên tác phẩm là Đường về Thăng Long, có thể hiểu ý tưởng của nhà văn Nguyễn Thế Quang không chỉ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà muốn nói đến sự chọn lựa của một thế hệ trí thức khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy.

Tác phẩm vì vậy "động chạm" đến rất nhiều nhân vật hiện đại có tầm cỡ lớn trong giai đoạn biến động phức tạp của lịch sử.

Với một danh tướng như Võ Nguyên Giáp, đã có không biết bao nhiêu sách báo ngợi ca, bình phẩm, tác giả quả rất "khôn ngoan" khi chọn thời đoạn năm 1946 - lúc mà đất nước cũng như mỗi con người đứng trước nhiều thử thách, nhiều ngã rẽ - làm "trọng tâm" tác phẩm, chứ không viết về những chiến công của Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, như nhiều công trình khác.

Tuy nhiên, với thủ pháp "hồi cố" được thể hiện ở hầu khắp các chương của cuốn sách dày gần 600 trang khổ lớn, tác giả đã mở rộng không gian, thời gian của tác phẩm.

Bạn đọc có dịp hiểu thêm Võ Nguyên Giáp từ thuở ấu thơ bên dòng Kiến Giang đến bước đầu tham gia cách mạng ở Huế và Vinh trong bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ 20, khi những ngọn cờ của phong trào Cần vương đã ngã xuống, lớp lớp sĩ phu cũ, những trí thức mới cùng dân tộc tiếp bước đứng lên quyết giành lại non sông với nhiều cách nghĩ và hành động khác nhau.

Chúng ta bắt gặp ở đây nhiều nhân vật đủ các thế hệ, các tầng lớp làm nên diện mạo lịch sử của một thời chưa xa mà công chúng tưởng như đã "quen thuộc": Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Tam, Hoàng Xuân Hãn, Bảo Đại...

Đưa vào tác phẩm rất nhiều nhân vật có tầm cỡ lớn trong sự phức tạp của lịch sử là một thách thức lớn đối với bất kỳ tác giả nào. Làm thế nào để bạn đọc "gặp lại" một tên tuổi quen biết mà vẫn xúc động, ngỡ ngàng và cả thao thức như trước một vẻ đẹp, một kho báu mới lạ và bí ẩn?

Với một tư duy trầm tĩnh đầy trách nhiệm với lịch sử, tác giả dày công khai thác muôn vàn tài liệu từ nhiều nguồn thông tin, nên tác phẩm một mặt đã tái hiện khá chân thực lịch sử một thời với sự vận hành nghiệt ngã của nó, chỉ rõ sự lựa chọn quyết liệt, những cơ hội bị bỏ lỡ, những lối rẽ bất ngờ.

Mặt khác, tác giả đi sâu khai thác đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của con người qua các xung đột dữ dội, những thành công và thất bại đau đớn, những bài học đắt giá, nhờ đó thế giới nhân vật trở nên đa dạng, sinh động và chân thực.

Với quyền "hư cấu" của nhà tiểu thuyết, tác giả mạnh dạn tái hiện những điều "có thể có thật" - đó là những "khoảng mờ" trong lịch sử hoặc là những riêng tư mà chính sử không thể có.

Ví như những trang miêu tả những cuộc gặp gỡ giữa Võ Nguyên Giáp với các trí thức, nhân sĩ hàng đầu đất nước, với cả "vong linh" người vợ trẻ đã quá cố Nguyễn Thị Quang Thái, hoặc những thao thức của các nhân vật như học giả Trần Trọng Kim, nhà văn Nguyễn Tường Tam trước những xoay chuyển của thời cuộc...

Đường về Thăng Long có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng lớn của người đọc đối với nhân vật mình ngưỡng mộ, tuy vậy đây là một cuốn tiểu thuyết có sức nặng tư tưởng, thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của tác giả về thời cuộc, về các nhân vật có vị trí quan trọng trong lịch sử hiện đại.

Gấp cuốn sách lại, trong mỗi chúng ta có thể dấy lên những điều muốn tranh luận với tác giả. Đó cũng chính là nét hấp dẫn, là thành công của tác phẩm...

Đường về Thăng Long vẫn theo cách viết truyền thống, nhưng tác giả đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong bút pháp, kết cấu hiện đại hơn so với các tiểu thuyết trước đây của mình.

Điều nổi bật nhất là chất đối thoại, phản biện bao trùm toàn tác phẩm, xuyên suốt trong từng nhân vật, giữa các nhân vật, cuốn người đọc vào những cuộc đối thoại không ngừng.

‘Sử ta so với sử Tàu’ và lịch sử ái quốc của người Việt

TTO - Những bài viết về đề tài lịch sử của tác giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố vừa được ra mắt bạn đọc trong tập sách 'Đại Nam dật sự' và 'Sử ta so với sử Tàu'.

NGUYỄN KHẮC PHÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar