09/11/2024 08:58 GMT+7

Đường sắt đến Trung Quốc giúp hàng Việt ra thế giới

Việc khai thác hiệu quả tuyến đường sắt liên vận quốc tế để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đến Trung Quốc và đi nhiều nước trên thế giới được xem là chìa khóa giúp hàng xuất khẩu Việt Nam rộng đường hơn và nâng cao tính cạnh tranh.

Đường sắt đến Trung Quốc giúp hàng Việt ra thế giới - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón tàu hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi bằng đường sắt vào Trung Quốc để sang nước thứ ba tại Trùng Khánh vào ngày 8-11 - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Ngày 8-11, trong lịch trình công tác ở Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành hơn một ngày với nhiều hoạt động tại Trùng Khánh. Đây là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng ở phía tây Trung Quốc.

Việc khẩn trương kết nối đường sắt và đường bộ, kết nối hạ tầng mềm, thống nhất kiểm dịch chung và thủ tục hải quan, phí và thuế giữa hai nước sẽ góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều tăng nhanh hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh (phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Giảm chi phí

Trong lịch trình cuối trước khi rời Trùng Khánh, Thủ tướng đã tới ga trung tâm container đường sắt Trùng Khánh để tham dự lễ đón chuyến tàu đường sắt thuộc tuyến đường mới trên bộ. Đây là chuyến tàu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Trùng Khánh để đưa hàng tới nước thứ ba ở châu Âu.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất liên tục trong 5 năm và là điểm đến đầu tư lớn nhất của Trùng Khánh trong ASEAN. Bởi vậy, những đề nghị của Thủ tướng về việc tăng cường trao đổi hợp tác và tạo thuận lợi để doanh nghiệp khai thác hiệu quả tuyến đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - châu Âu, đưa hàng hóa xuất khẩu đi nước thứ ba, đã được Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân đồng tình ủng hộ. Ông Viên khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất và luôn "coi trọng cao độ quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam".

Đại diện của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - đơn vị thực hiện các chuyến tàu liên vận đưa hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước thứ ba - thông tin đây là chuyến đi khởi hành đầu tiên của đoàn tàu Á - Âu trong ASEAN Express.

Chuyến tàu gồm hàng hóa của các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển từ sáu ngày trước là những linh kiện xe máy, hàng điện tử, đồ chơi của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu.

Các container này sẽ được nối vào các đoàn tàu Á - Âu xuất phát tại Trùng Khánh đi tới điểm cuối là các thành phố ở châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường sắt giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa so với đường biển và có mức giá cước thấp hơn nhiều so với đường hàng không. Trong các năm vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với chính quyền Trung Quốc và đại sứ quán các nước đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt đi châu Âu, Nga, Mông Cổ, Trung Á... với sản lượng vận chuyển tăng hằng năm ở mức hai con số.

Hỗ trợ giao thương

Trùng Khánh là điểm trung chuyển, chiếm tới 70% hàng hóa của Việt Nam quá cảnh đi châu Âu và cũng là một trong những điểm đến quan trọng cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường tỉ dân Trung Quốc thông qua kênh đường sắt.

Do đó tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức vào sáng 8-11 với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều doanh nghiệp hai nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến đường này cùng với vai trò của vận chuyển trong việc giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và giúp hàng hóa thâm nhập vào thị trường hiệu quả hơn.

Ông Chu Hồng Phi - tổng giám đốc đầu tư chiến lược Tập đoàn Chuỗi cung ứng Huawei Trùng Khánh - cho hay đã ký hợp đồng thu mua thực phẩm tươi trị giá 500 triệu USD với một công ty của Việt Nam. Cảm nhận đây là thị trường có "tiềm năng và sức sống", với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, vận chuyển và ưu đãi thuế quan, ông Chu Hồng Phi cho rằng hai bên cần hợp tác giúp xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp bền vững và nâng cao năng lực cung ứng nông sản. Tuy nhiên ông mong muốn cần tạo thuận lợi hơn để đơn giản hóa quy trình thông quan, tăng cường cơ sở hạ tầng để vận chuyển thuận tiện hơn, thúc đẩy hợp tác công nghệ...

Trực tiếp tham gia tọa đàm, Giám đốc điều hành King Coffee Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng hiện đã đưa sản phẩm cà phê vào tám tỉnh thành tại Trung Quốc. Các sản phẩm hàng hóa chủ yếu đi bằng đường sắt, với lợi thế là thủ tục xuất khẩu được làm ngay từ điểm đầu, đảm bảo an toàn vận chuyển và giảm chi phí nhiều so với kênh vận chuyển truyền thống.

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy - giám đốc kinh doanh quốc tế Tập đoàn TH - cho biết đã tiếp cận thị trường Trung Quốc từ năm 2019, xuất khẩu chính ngạch sữa tươi sang Thượng Hải và bơ sữa vào các thị trường như Hà Bắc, Hàng Châu... Doanh nghiệp này lại tận dụng lợi thế kênh vận chuyển qua đường biển để xuất khẩu để giảm chi phí và thời gian giao hàng. Tuy nhiên bà Thủy mong muốn đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu thông minh để hàng hóa thông quan nhanh hơn, có tính cạnh tranh hơn và mở rộng mạng lưới phân phối vào thị trường nước ngoài.

Những mong mỏi của doanh nghiệp cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình. Về các đề xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là việc đơn giản hóa thủ tục, Thủ tướng cho biết hiện hai nước đang xây dựng cửa khẩu hải quan thông minh. Việt Nam cũng đang tập trung đầu tư vào hạ tầng, hỗ trợ thuế, phí và các chính sách khác cho doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa. Đó là việc thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, tập trung vào các ngành mới nổi, kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, truy xuất nguồn gốc, bao bì mẫu mã và quy hoạch vùng trồng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đến đầu tư vì mục tiêu phát triển chung mang tính hiệu quả và bền vững.

Thủ tướng đón tàu hàng xuất khẩu từ Việt Nam qua đường sắt Trung Quốc

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để hàng hóa tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc và xuất khẩu đi nước thứ ba.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar