15/08/2021 11:47 GMT+7

Đương đầu với sự hỗn loạn bởi đại dịch COVID-19: Chúng ta có thể sống khác đi?

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Chúng ta có rất nhiều lựa chọn sống mà chúng ta thường không hay biết; chúng ta có thể thay đổi đời mình, chúng ta có thể sống khác đi bằng cách sáng tạo ra một lối sống, lối tư duy mới chứ không phải chỉ sống theo những hệ giá trị cũ.

Đương đầu với sự hỗn loạn bởi đại dịch COVID-19: Chúng ta có thể sống khác đi? - Ảnh 1.

Dấn thân hơn cho các hoạt động vì cộng đồng trong bối cảnh khó khăn chung cũng là một cách "sống khác đi". Trong ảnh: Hai nghệ sĩ xiếc Hiển Phước, Thanh Hoa biểu diễn xiếc phục vụ y bác sĩ và bệnh nhân tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) - Ảnh: Facebook Thanh Hoa Circus

Buổi trò chuyện triết học trực tuyến của TS Dương Ngọc Dũng - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và Trường ĐH Hoa Sen - sáng 14-8 đã giải đáp nhiều câu hỏi thời sự được đặt ra trong bối cảnh đương đầu với sự hỗn loạn bởi đại dịch COVID-19: Chúng ta có thể sống thế nào? Chúng ta có thể thay đổi đời mình?...

Câu trả lời là chúng ta có rất nhiều lựa chọn sống mà chúng ta thường không hay biết; chúng ta có thể thay đổi đời mình, chúng ta có thể sống khác đi bằng cách sáng tạo ra một lối sống, lối tư duy mới chứ không phải chỉ sống theo những hệ giá trị cũ.

Trong buổi trò chuyện thuộc chương trình "Cà phê gặp gỡ và đối thoại trực tuyến", do Cà phê thứ Bảy tổ chức, TS Dũng cho rằng muốn sống khác đi chúng ta phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống niềm tin của mình được xây dựng qua văn hóa, giáo dục - một điều gần như bất khả, rất khó khăn, nhưng nó không phải là hoàn toàn không thể.

Tất nhiên, việc đánh giá lại niềm tin của mình không hề dễ dàng. Vừa qua, một số người Việt bất chấp những quy định về phòng chống dịch COVID-19, như trường hợp người đàn ông ở TP.HCM bỏ trốn khỏi khu cách ly hay một phụ nữ khi dương tính với COVID-19 đã thuê taxi "tháo chạy" khỏi TP.HCM về nhà ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo TS Dũng, những hành động của chúng ta bị thôi thúc một cách vô thức bởi phần lớn niềm tin đã được cài đặt sẵn. Những người này tin rằng chết hay sống gì cũng phải về nhà, có người thân chăm sóc cho mình thì vẫn tốt hơn, nên đã thúc đẩy họ hành động dại dột, bất kể ảnh hưởng tới cộng đồng.

Cho nên, một điều kiện quan trọng để con người đạt tới sự khai minh trong quan niệm của các nhà triết học hiện đại được ông Dũng dẫn ra đó là phải giữ được sự tự chủ của cá nhân đồng thời với sự kết nối xã hội, tự chủ nhưng không biệt lập, không chối từ, không phản kháng xã hội.

Phải biết rằng một lúc nào đó chúng ta sẽ chọn vượt qua những yêu cầu của "bản sắc nhóm" và lúc nào thì không. Dịch bệnh là lúc rất cần tới sự kết nối cộng đồng mạnh mẽ.

Trong những điều kiện để đạt tới cảnh giới của khai minh, giác ngộ theo các triết gia hiện đại, ông Dũng còn nhắc tới một điều kiện đó là con người phải hiểu được cuộc sống này là đau khổ, chấp nhận nỗi đau đến với chúng ta bất kỳ ở đâu, bất kỳ thời điểm nào; chúng ta không bao giờ xóa được nó, chỉ có thể học cách đối phó với nó.

Hiểu được điều này, con người sẽ bình tĩnh hơn trước đại dịch COVID-19, chấp nhận nó và học cách vượt qua.

Và một điều quan trọng: biết về quyền con người thì cũng đừng quên "thú quyền". "Quan điểm đặt con người làm trung tâm đã lạc hậu. Hệ sinh thái này có nhiều thành phần hợp tác, kể cả vi khuẩn là một phần của hệ sinh thái và góp phần vào cân bằng hệ sinh thái. Và chúng đều có thú quyền của mình" - ông Dũng nói.

Xu hướng tin vào tin đồn

Một "niềm tin" khác của nhiều người Việt, bộc lộ rất rõ trong những ngày đối mặt với dịch bệnh căng thẳng này và cũng rất khó bị phá vỡ, đó là xu hướng tin vào tin đồn hơn là tin vào tin tức trên báo chí.

Bởi trong quan niệm của nhiều người, họ cho rằng báo chí là của Nhà nước, Nhà nước thì có xu hướng che đậy sự thật, còn những người đưa tin đồn kia thì chẳng có động cơ nào để đưa tin sai sự thật.

Trong thực tế, những người tung tin đồn thất thiệt vì quyền lợi lớn cho họ và họ có động cơ để làm điều đó chứ không phải không có.

Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa

TTO - "Bạn có nghĩ sách là thiết yếu trong bối cảnh giãn cách?". Khi đặt câu hỏi này trên một fanpage, chúng tôi nhận được phản hồi nhiều chiều.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar