29/03/2018 14:22 GMT+7

Được phong 'nhọ nhất thế giới' vì nhiễm ‘siêu lậu’ kháng kháng sinh

MINH HẢI (Theo BBC)
MINH HẢI (Theo BBC)

TTO - Một người đàn ông ở Anh vừa được cộng đồng phong tặng danh hiệu ‘khách làng chơi số nhọ nhất thế giới’ khi nhiễm ‘siêu lậu’ không thể chữa sau một lần 'đổi gió'.

Nam bệnh nhân, được giấu tên, có bạn gái ở Anh, nhưng đã "đổi gió" trong một chuyến đi tới Đông Nam Á hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, lần thăng hoa ấy đã đưa đến vận rủi cho người đàn ông này.

Sau vài biểu hiện bệnh lạ, anh đến bệnh viện địa phương kiểm tra và được các bác sĩ kết luận nhiễm lậu.

Lậu là một bệnh lây qua đường tình dục, có thể chữa khỏi thông qua việc điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Vấn đề là, bệnh nhân này đã kháng lại các thuốc ấy.

Cơ quan y tế công cộng Anh  (Public Health England - PHE) cho biết đây là lần đầu tiên họ gặp một trường hợp nhiễm lậu không thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Thông thường, thuốc kháng sinh điều trị lậu được kết hợp từ azithromycin và ceftriaxone. Phương pháp điều trị này được dùng phổ biến cho các bệnh nhân lậu và cho kết quả tốt.

Tuy nhiên, cả hai loại thuốc này lại không có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân này.

Được phong nhọ nhất thế giới vì nhiễm ‘siêu lậu’ kháng kháng sinh - Ảnh 1.

Khuẩn lậu. Ảnh: Tiny Pharmacist

Tiến sĩ Gwenda Hughes, làm việc ở PHE nói: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một ca bệnh có sự đề kháng cao như vậy đối với cả hai loại thuốc này và với hầu hết các loại kháng sinh thông dụng khác".

Sau hàng loạt biện pháp điều trị tích cực, cuối cùng các bác sĩ phát hiện vẫn còn một loại kháng sinh có thể hoạt động. Hiện tại, người đàn ông này đang được điều trị bằng loại thuốc này.

Các chuyên gia y tế hy vọng cơ thể bệnh nhân này không kháng thuốc và bệnh có thể chữa khỏi trong tháng tới.

Tiến sĩ Hughes nói thêm: "Chúng tôi đang theo dõi sát sao trường hợp này để đảm bảo rằng bệnh tình được điều trị một cách triệt để và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trở lại".

Trường hợp đặc biệt nhiễm "siêu lậu" này đã được đem ra thảo luận với các chuyên gia ở Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Châu Âu. Tất cả đều nhận định rằng đây là ca bệnh lậu đặc biệt và xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới.

Trước đó, các bác sĩ đã từng cảnh báo nguy cơ Neisseria gonorrhoeae có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh. Vào năm 2015, một ca mắc bệnh lậu ở Leeds (Anh) được phát hiện đề kháng lại azithromycin và không thể điều trị bằng bất kỳ loại kháng sinh nào.

Hiện các cơ quan y tế đang theo dõi tất cả các bạn tình của anh này để ngăn chặn sự lan truyền của dịch bệnh.

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC)

Lậu là một bệnh do khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ.

Lậu lây lan khi có quan hệ tình dục không an toàn qua cả miệng, hậu môn, âm đạo. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh sang em bé trong quá trình sinh nở.

Triệu trứng phổ biến của bệnh lậu là đau rát khi đi tiểu, xuất hiện dịch nhầy giống mủ màu xanh và vàng ở cơ quan sinh dục. Nam giới có thể thấy sưng tấy tinh hoàn, nữ giới có thể chảy máu âm đạo bất thường ở giữa các chu kỳ kinh nguyệt.

Người mắc lậu nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng vô sinh, đau đớn ở cơ quan sinh dục. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt bệnh còn biến chứng đến các cơ quan khác, gây nguy hiểm tính mạng.


MINH HẢI (Theo BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar