H\u1ecd ph\u1ea3i \u0111\u1eb9p v\u00ec s\u1ef1 tr\u00e2n tr\u1ecdng\u201d tr\u00ean trang 9 c\u1ee7a b\u00e1o Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 5-8, do sinh vi\u00ean Tri\u1ec7u Ng\u1ecdc Di\u1ec7p, Tr\u01b0\u1eddng \u0110H Y d\u01b0\u1ee3c TP.HCM, vi\u1ebft. V\u1edbi t\u01b0 c\u00e1ch l\u00e0 m\u1ed9t ng\u01b0\u1eddi s\u1ebd hi\u1ebfn x\u00e1c cho y h\u1ecdc, t\u00f4i xin c\u00f3 l\u1eddi c\u1ea3m \u01a1n t\u1edbi c\u00f4 sinh vi\u00ean Tri\u1ec7u Ng\u1ecdc Di\u1ec7p. Qua b\u00e0i vi\u1ebft c\u1ee7a c\u00f4, d\u00f9 l\u1eddi l\u1ebd r\u1ea5t \u00f4n h\u00f2a nh\u01b0ng ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ecdc \u0111\u1ec1u hi\u1ec3u r\u1eb1ng \u0111\u00e2y l\u00e0 s\u1ef1 kh\u00f4ng \u0111\u1ed3ng t\u00ecnh v\u1edbi vi\u1ec7c m\u1ed9t b\u00e0i b\u00e1o \u0111\u00e3 \u0111\u01b0a nh\u1eefng h\u00ecnh \u1ea3nh kh\u00f4ng \u0111\u1ea7u, ph\u01a1i b\u00e0y gan ru\u1ed9t... c\u1ee7a nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi hi\u1ebfn x\u00e1c." />
12/08/2013 07:02 GMT+7

Đừng xúc phạm người hiến xác

NGUYỄN CÔNG LÝ(TP Long Xuyên, An Giang)
NGUYỄN CÔNG LÝ(TP Long Xuyên, An Giang)

TT - Tôi có đọc bài báo “Họ phải đẹp vì sự trân trọng” trên trang 9 của báo Tuổi Trẻ ngày 5-8, do sinh viên Triệu Ngọc Diệp, Trường ĐH Y dược TP.HCM, viết. Với tư cách là một người sẽ hiến xác cho y học, tôi xin có lời cảm ơn tới cô sinh viên Triệu Ngọc Diệp. Qua bài viết của cô, dù lời lẽ rất ôn hòa nhưng người đọc đều hiểu rằng đây là sự không đồng tình với việc một bài báo đã đưa những hình ảnh không đầu, phơi bày gan ruột... của những người hiến xác.

Phóng to
Thầy trò Trường ĐH Y dược TP.HCM thắp nén nhang tri ân những người hiến xác - Ảnh: NGỌC NGA

Tôi có giấy chứng nhận của Trường ĐH Y dược TP.HCM cấp vào năm 2005 về việc hiến xác. Lúc nào tôi cũng để giấy chứng nhận trong bóp, đề phòng bị tai nạn ngoài đường và chết thì sẽ có người báo cho gia đình và Trường ĐH Y dược kịp thời. Tôi tâm niệm việc hiến xác sẽ giúp các sinh viên thực tập tốt hơn, khi ra trường trị liệu kết quả hơn. Đọc bài báo với những hình ảnh thiếu tính nhân văn với những người đã chết, tôi cho đây là sự xúc phạm xác chết mà nền văn hóa Á Đông không thể chấp nhận. Tôi tự hỏi: không biết hình ảnh này do ai chụp, chụp như thế có được phép không, ai cho phép đăng trên các mạng, điều này có làm giảm nhiệt huyết của những người sắp hiến xác?...

Tôi nghĩ thân nhân người hiến xác chắc chắn không thể nhận dạng được xác của người thân mình qua các hình ảnh được đưa lên mạng này vì đã quá biến dạng. Tuy nhiên nhiều người sẽ rất xúc động, vì liên tưởng tới người thân mình cũng sẽ nằm thế đó, hình ảnh cũng sẽ được tải đi lung tung trên mạng.

Chết rồi thì không còn biết gì nữa - đó là sự hiển nhiên. Tuy thế, những người hiến xác cho y học vẫn phải được tôn trọng, vì đó là cách an ủi vong hồn họ cũng như tạo sự yên tâm cho vợ chồng, con cái họ.

PGS.TS Lê Văn Cường (chủ nhiệm bộ môn giải phẫu học ĐH Y dược TP.HCM):

Chúng tôi luôn tôn kính những người hiến xác

Bất kỳ sinh viên nào của Trường ĐH Y dược TP.HCM khi bắt đầu học môn giải phẫu cũng được học trong bài đầu tiên có nội dung lòng tôn kính, quý trọng của người làm nghề y, sinh viên y khoa đối với “người thầy thầm lặng” - những người đã tình nguyện dâng hiến thân xác mình để phục vụ khoa học.

Để thể hiện sự tôn trọng, quý mến những người hiến thân xác cho khoa học, hằng năm nhà trường đều tổ chức hai ngày lễ gồm: lễ Macchabée (lễ tri ân những người hiến thân xác cho khoa học) và lễ tang muộn cho tập thể những người sau khi hiến thi hài xong.

Bản thân chúng tôi cũng như tất cả giảng viên, sinh viên của nhà trường đều luôn có ý thức tôn kính tất cả những “người thầy thầm lặng”. Nội quy thực tập giải phẫu cũng quy định “tuyệt đối tôn trọng các thi thể, không làm tổn thương các thi thể trong phòng thực tập”. Tuy nhiên, để tránh việc phát tán những hình ảnh không toàn vẹn làm tổn thương tinh thần thân nhân những người hiến xác, trong bộ môn, trong phòng xác, chúng tôi đều gắn những biển “cấm chụp ảnh”. Sinh viên có nhu cầu chụp hình để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu phải xin ý kiến và có sự giám sát của giáo viên hướng dẫn.

TRẦN HUỲNH ghi

NGUYỄN CÔNG LÝ(TP Long Xuyên, An Giang)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Thông tin đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên (Tuổi Trẻ Online 28-6) đã nhận được nhiều phản hồi và gợi ý giải pháp từ bạn đọc.

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Phải nộp 4,5 tỉ để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở, cách nào để bớt 'choáng váng' về thuế đất?

Một mảnh đất vườn 300m2 khi chuyển đổi sang đất ở tại tỉnh Nghệ An phải nộp gần 4,5 tỉ đồng tiền thuế, gây choáng váng. Giải phải nào?

Phải nộp 4,5 tỉ để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở, cách nào để bớt 'choáng váng' về thuế đất?

Đầu tư hạ tầng: Đừng chỉ chạy theo biểu tượng

Nhiều công trình quy mô lớn, dù có tính biểu tượng, nhưng vận hành chưa thật hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực và đóng góp hạn chế vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư hạ tầng: Đừng chỉ chạy theo biểu tượng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar