06/04/2016 08:44 GMT+7

Đụng quán vỉa hè ăn chửi như chơi

TIẾN LONG - LÊ PHAN
TIẾN LONG - LÊ PHAN

TTO - Sau khảo sát “Mạnh tay với quán lấn chiếm vỉa hè” (Tuổi Trẻ ngày 5-4), chúng tôi ghi nhận thực tế hầu hết diện tích vỉa hè hai tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa (TP.HCM) đều bị các quán ăn, nhà hàng chiếm dụng đặt bàn ghế cho khách ngồi ăn uống.

Một quán ăn trên đường Hoàng Sa, gần cầu Hoàng Hoa Thám (Q.1) chiếm dụng hết vỉa hè đặt bàn ghế, giữ xe và rửa chén bát - Ảnh: Tiến Long

18g ngày 4-4, dạo quanh hai tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chúng tôi ghi nhận cảnh quán ăn, nhà hàng buôn bán tấp nập.

Trước đó khoảng 30 phút, các quán ăn, nhà hàng vô tư đặt bàn ghế ra giữa lề đường. Khách vào ngày một đông, bàn ghế được đặt san sát chiếm trọn vỉa hè.

Tại đường Trường Sa đoạn giao nhau với đường Lê Văn Sỹ (Q.3) chạy dọc xuống điểm cuối nối đường Lê Bình (Q.Tân Bình), nhiều dãy bàn ghế được đặt chạy dài trên vỉa hè.

Hoạt động mua bán diễn ra rầm rộ. Nhiều quán nhậu tận dụng từng khoảng trống vỉa hè đặt bàn hoặc làm nơi đậu xe cho khách, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Một số quán còn đưa chén, đũa ra rửa ngay giữa đường, nước chảy lênh láng.

Ông Nguyễn Văn Hải, người dân thường xuyên tập thể dục ở kênh Nhiêu Lộc, cho biết càng ngày càng nhiều quán xuất hiện lấn chiếm hết vỉa hè. Có quán còn cho nhân viên đứng hẳn ngoài lòng đường mời gọi khách khiến người qua đường gặp khó khăn.

“Nhiều hôm khách đông, các quán còn để xe tràn hết xuống lòng đường. Khách tan cuộc nhậu, nhân viên lấy xe cho khách rất lộn xộn, nguy hiểm. Nhiều hôm còn xảy ra va chạm với người đi đường” - ông Hải cho biết.

Tương tự, tại đường Trường Sa đoạn từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Bùi Hữu Nghĩa (P.15, Q.Bình Thạnh), nhiều quán cà phê, quán nhậu bày bàn ghế tràn ra vỉa hè để đón khách. Một dãy bàn ghế lấn chiếm hết vỉa hè phía trước.

Dưới lòng đường Trường Sa đoạn gần chung cư Miếu Nổi (P.2, Q.Phú Nhuận), nhiều taxi, xe con dừng đỗ bất chấp lệnh cấm dừng đỗ xe. Một quán cà phê tại đoạn đường này còn lấy lòng đường phía đối diện làm chỗ để khách đậu xe. Xe máy xếp thành hàng dài chiếm hết một phần đường.

Trong khi đó, trên đường Hoàng Sa đoạn từ cầu Hoàng Hoa Thám (Q.1) chạy dọc xuống hết đường giao nhau với đường Lê Bình (Q.Tân Bình) lại là nơi tập trung nhiều quán cà phê, quán ăn nhỏ.

Thường các quán này bày những , khi có lực lượng kiểm tra thì chủ quán nhanh tay dọn dẹp, ngay sau đó lại bày ra cho khách ngồi. Bà Đ.T.Luyến, người dân sống tại khu vực này, cho biết khi thấy lực lượng trật tự đô thị đi tuần, các hàng quán vội dọn bàn ghế để tránh bị phạt.

nhiên lực lượng tuần tra vừa đi khỏi, hàng quán lại đem bàn ghế đặt ra cho khách. “Cơ quan chức năng xử phạt không nghiêm, để người dân làm theo kiểu đối phó thế này thì khó dẹp được chuyện lấn chiếm vỉa hè” - bà Luyến nói.

Xử phạt chưa đủ răn đe

Ông Huỳnh Đỗ Tiến - phó chủ tịch UBND P.7, Q.3 - cho biết hiện nay đoạn đường Hoàng Sa kéo dài từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Công Lý do phường quản lý dài 400m, có khoảng 10 quán ăn uống, cà phê cóc.

Dù phường đã bố trí lực lượng kiểm tra ba buổi tối trong một tuần, tuy nhiên do lực lượng tuần tra còn mỏng, mức xử phạt hiện nay còn thấp, chưa đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng tái phạm. Thậm chí khi bị tịch thu bàn ghế, biển hiệu, nhiều hộ dân đi mua lại để kinh doanh chứ không lên phường đóng phạt.

Mặt khác theo ông Tiến, hành vi lấn chiếm lòng lề đường không có trong các khoản mục vi phạm để rút giấy phép kinh doanh nên khi phát hiện trường hợp vi phạm, lực lượng kiểm tra của phường chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính.

“Nếu có quy định rút giấy phép kinh doanh đối với các hộ dân lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè thì đó là một biện pháp chế tài rất hay, đủ sức răn đe” - ông Tiến nói.

Nhiều hộ dân chửi bới khi bị kiểm tra

Ông Đỗ Minh Tuấn - phó chủ tịch UBND P.15, Q.Bình Thạnh - cho biết đường Trường Sa đoạn từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Bùi Hữu Nghĩa trước đây là điểm nóng về nạn lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán.

Tuy nhiên thời gian gần đây phường đã cho thực hiện công tác tuyên truyền, đồng thời làm việc trực tiếp với các hộ dân thông qua các buổi đối thoại giữa lãnh đạo phường với người dân. Song song với đó, phường còn tổ chức tuần tra đột xuất vào các khung giờ khác nhau và cho lập các chốt trực để thuận tiện việc quản lý tại đoạn đường này nên tình trạng trên có thuyên giảm, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được.

Sau khi tuyên truyền, phường đã xử phạt hành chính một số hộ buôn bán không chịu chấp hành theo quy định như quán ăn Hai Chị Em, quán Cá Hồi với mức phạt 2,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong công tác xử lý phường vẫn gặp nhiều khó khăn do người dân tìm cách đối phó với việc tuần tra bằng cách chấp hành đúng quy định vào khung giờ có lực lượng trật tự đô thị đi tuần, nhưng sau đó lại bày bán tràn ra đường khi lực lượng này vừa đi qua.

Thậm chí nhiều hộ còn la ó, chửi bới khi lực lượng tuần tra thực thi nhiệm vụ.

TIẾN LONG - LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar