17/02/2012 07:05 GMT+7

Đừng vì cái lợi nhỏ

NGUYỄN ĐƯỚC
NGUYỄN ĐƯỚC

TT - Việc “chặt chém” khách du lịch của một số chủ hàng quán ở TP biển du lịch Vũng Tàu, Hạ Long... không chỉ đơn thuần là hành vi làm xấu hình ảnh của các địa phương giàu tiềm năng du lịch trong mắt du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, mà còn đặt ra câu hỏi: phải chăng đạo đức trong kinh doanh đang bị bào mòn?

Tình trạng người đi du lịch bị “gài bẫy”, bị “chặt chém” thời gian gần đây đã trở thành một hình ảnh không còn lạ lẫm. Những kiểu làm ăn chụp giật, bát nháo như chèo kéo khách, ép khách mua hàng với giá cao, thậm chí cả trấn lột khách... đang diễn ra hằng ngày ở nhiều nơi. Có phải trong thời buổi mà nhiều người cho rằng “lấy đồng tiền làm thước đo của nhiều chuẩn mực, lối sống” thì nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh đã không còn giá trị?

Tiếp xúc với vài người bán hàng ở điểm du lịch, tôi thấy họ thường có suy nghĩ rất nông cạn. Họ cho rằng khách du lịch là người lắm của nhiều tiền, năm khi mười họa mới đến đây một hay vài lần thì việc “chặt chém”, tính giá “trên trời” là điều đương nhiên.

Có thể đây là suy nghĩ chung của nhiều chủ quán ăn “chặt chém” du khách mà báo chí đã nêu thời gian vừa qua. Như vậy, rõ ràng họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến cái lợi lâu dài. Nhiều người đi du lịch đã lên tiếng phàn nàn về những nơi “chặt chém”, tuyên bố không bao giờ đặt chân đến điểm du lịch đó nữa hoặc sẽ cẩn trọng hơn với các hàng quán ở đây.

Với thời buổi Internet phổ biến như hiện nay, những thông điệp tẩy chay đó chắc chắn sẽ được lan truyền rất nhanh, hậu quả sẽ có thêm nhiều người cùng tham gia tẩy chay. Quán ăn sẽ mất những người khách này, đau lòng hơn là hình ảnh một điểm du lịch hấp dẫn của đất nước sẽ bị xấu đi dưới mắt du khách nước ngoài.

Từ rất lâu rồi trong kinh doanh của người Việt đã chú trọng đến yếu tố đạo đức. Người kinh doanh, buôn bán luôn lấy lời nói, uy tín của mình ra để đảm bảo, “đặt cược” để khách hàng an tâm lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Lợi nhuận có được từ kinh doanh chính là việc ngày càng có nhiều khách hàng, chứ không phải là nguồn lợi bất chính từ việc “chặt chém” vài khách hàng để rồi mất hẳn các khách hàng này.

Mong những người kinh doanh theo kiểu chụp giật nghĩ lại, đừng vì cái lợi nhỏ trước mắt mà đánh mất cái lợi lớn cho bản thân, làm ảnh hưởng hình ảnh thân thiện của đất nước với du khách nước ngoài.

NGUYỄN ĐƯỚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar