10/11/2014 09:20 GMT+7

​Dùng vé số dạy học

NGỌC TÀI - THÀNH NHƠN
NGỌC TÀI - THÀNH NHƠN

TT - Cả trăm món đồ dùng dạy học được tạo ra từ bàn tay của thầy Nguyễn Hoàng Long (Bến Tre) đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều giáo viên dạy hình học không gian.

Thầy Long trong một giờ lên lớp - Ảnh: N.Tài

Ít ai biết rằng để hoàn thành những mô hình dạy học ấy, thầy Nguyễn Hoàng Long (hiệu phó Trường THPT Che Guevara - huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) phải đi khắp nơi xin những tờ vé số cũ về dự trữ và từng bị đồng nghiệp hiểu lầm là nghiện vé số.

Dạy hình học không gian bằng mô hình dạy học của thầy Long, cả giáo viên và học trò đều rất thích. Học trò mau hiểu bài, thích học hình học không gian hơn. Cô thấy trò hiểu bài, bài giảng sinh động hơn nên cũng rất vui.

Mới đầu cũng nghĩ thầy Long sanh tật chơi vé số. Sau này còn bất ngờ hơn khi nhận những đồ dùng dạy học từ tay thầy. Mà công nhận thầy Long chịu khó thiệt, xin vé số rồi ngồi gấp tỉ mỉ. Chắc phải tâm huyết lắm mới làm được vậy

Cô Phạm Thị Kim Thoa (giáo viên dạy toán Trường THPT Che Guevara)

Không còn những tiết học chay

Trống điểm, thầy Long cặp ngang thắt lưng một chiếc thùng to tướng bước vào lớp học. Từ chiếc thùng cactông, từng khối hình học đa diện đủ màu sắc được thầy Long đem ra, xếp ngay ngắn trên bàn trước ánh mắt thích thú pha lẫn sự tò mò của học trò.

Không để học sinh chờ đợi lâu, thầy Long chuyền từng khối hình học xuống lớp rồi đi sâu vào giảng giải.

“Khối đa diện đều là hình đa diện lồi và phải thỏa hai tính chất: một là các mặt là đa giác đều bằng nhau, hai là mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của cùng một số cạnh” - thầy Long mở đầu phần kiến thức chung.

Biết chắc những khái niệm khô khan sẽ khó đọng lại trong tâm trí học trò, thầy Long liền mang khối đa giác ra chỉ từng cạnh một rồi phân tích. 

Lần lượt như thế, từng khối hình học được thầy Long đem ra “mổ xẻ” để học trò hiểu sâu hơn. Chẳng mấy chốc những kiến thức hình học khô khan, khó hiểu đối với nhiều học sinh lớp 12T2 nay lại trở nên dễ tiếp thu hơn hẳn nhờ những khối đa diện đều, khối lục giác, bát giác, khối hình quả trám... thấy được, sờ được chứ không phải nằm vô tri trên sách vở.

Cuối tiết học, cả học sinh và thầy Long đều rời lớp với nụ cười tươi tắn vì không còn những tiết học chay.

Em Nguyễn Ngọc Hân, học sinh lớp 12T2, cho biết lúc trước rất ngại học môn hình học không gian, nhưng nhờ những khối hình học của thầy Long mà giờ đây đã “nghiện” học toán.

“Những tiết hình học không gian có dụng cụ học tập bắt mắt, sinh động nên kiến thức cũng dễ hiểu và tạo cho các bạn thích thú hơn. Thầy vừa đưa ra lý thuyết thì ngay lập tức thầy có hình minh họa liền nên em nhớ bài lâu hơn” - Hân chia sẻ.

Nhờ những tác động tích cực của bộ đồ dùng đặc biệt này mà nhiều thầy cô trong tổ dạy toán “đặt hàng” thầy Long làm cho mỗi người một bộ. Lý do được các giáo viên đưa ra là có lỡ trùng tiết dạy thì còn có bộ khác mà dùng.

Cũng chính vì lẽ đó mà các giáo viên dạy toán gần như khác hẳn những đồng nghiệp khi đến tiết hình học không gian ai cũng nách một thùng “đồ nghề” bự chảng.

Vất vả chinh phục

Trở về phòng giáo viên, thầy Long cất cẩn thận dụng cụ học tập rồi kể: “Những tiết hình học không gian thường khá khô khan và khó hiểu. Đôi lúc dạy xong cả hai tiết mà học trò không nắm được bao nhiêu nên thầy thấy ray rứt lắm.

Sau đó mới lên mạng tìm xem có giải pháp nào không. Một lần tình cờ thấy dạy xếp giấy origami, thầy chợt nảy ý tưởng sao mình không vận dụng xếp thành những khối hình học để dạy cho học trò.

Mới đầu thầy xếp bằng tờ lịch, sau này phát hiện xếp bằng vé số hình rất đều lại dễ xếp được những hình phức tạp nên thầy tìm đến những người bán vé số dạo để xin hoặc đi lượm”.

Thời gian đầu bắt tay vào xếp hình, trong cặp thầy Long lúc nào cũng có một xấp vé số dự trữ. Thấy vậy nhiều đồng nghiệp nghi ngờ, thậm chí xa lánh vì nghĩ thầy Long nghiện vé số.

Sau khi thầy Long giải thích và kể rõ ngọn nguồn những tờ vé số mà thầy có được là đi xin hoặc lượm ở ngoài đường, nhiều người ngã ngửa.

“Nhiều người cũng hỏi đã là thầy mà còn đi xin rồi đi lượm từng tờ vé số không mắc cỡ sao, nhưng thầy nghĩ có gì to tát đâu. Thật ra mới đầu nhiều cô chú bán vé số cũng rất ngạc nhiên, nhưng sau khi biết mục đích của mình thì các cô chú lại chủ động tìm mình để cho” - thầy Long nhớ lại, tươi cười.

Vượt qua cửa ải của đồng nghiệp nhưng về đến nhà thầy Long lại vấp phải sự phản ứng của gia đình. Công việc gấp hình đòi hỏi sự tỉ mỉ lại tốn nhiều thời gian, hơn nữa lại bày biện khắp nhà nên thầy Long thường bị vợ càm ràm.

Thế rồi những khối đa diện 20 mặt, khối sao cụt 12 mặt đều, khối tứ diện... hoàn thành nhìn rất bắt mắt, không những chinh phục được các cô cậu học trò mà còn làm cho nhiều người hiểu thầy hơn.

NGỌC TÀI - THÀNH NHƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar