29/09/2024 04:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ

Những ngày cuối tháng 9, tại điểm trường mầm non Pác Rà, máy xúc đang múc liên tục những khối đất đá lên các xe tải cỡ lớn. Phía trong điểm trường, đất đá ngổn ngang, gương kính vỡ nát...

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 1.

Máy xúc đang vận chuyển đất đá từ hiện trường vụ sạt lở và phòng học điểm trường Pác Rà bị nứt vỡ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giữa căn nhà gỗ xập xệ chừng 30m2 tại xóm Pác Rà (xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), 40 học sinh mầm non đang bi bô đánh vần con chữ. Đây là điểm trường tạm của các em sau khi điểm trường chính bị sạt lở hư hỏng không thể phục hồi sau cơn bão số 3.

Có mặt tại điểm trường mầm non Pác Rà những ngày cuối tháng 9, một chiếc máy xúc đang múc liên tục những khối đất đá lên các xe tải cỡ lớn. Phía trong điểm trường, đất đá ngổn ngang, gương kính vỡ nát. Cả một mảng tường đổ ụp xuống, khiến đất tràn vào trong lớp học. Để tránh trường bị đổ bất cứ lúc nào, những thanh gỗ được dựng lên làm trụ đỡ cho ngôi nhà.

Điểm trường mầm non Pác Rà có 40 học sinh mầm non, đa số gia đình các em đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày và đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Đứng giữa phòng học ngổn ngang, cô Mã Thị Tú (hiệu trưởng Trường mầm non xã Lý Bôn) cho biết: "Sau những cơn mưa tháng 7, đất từ quả đồi bên cạnh đã sạt xuống điểm trường Pác Rà.

Xác định nguy cơ mất an toàn cho việc dạy và học, lãnh đạo nhà trường đã dời lớp đến căn nhà gỗ thuộc nhà văn hóa thôn Pác Rà vốn bỏ hoang gần 2 năm nay. Đến ngày 9-9, mưa lớn sau cơn bão số 3 đã làm đất đá từ quả đồi bên cạnh đổ ụp xuống khiến điểm trường hư hỏng nặng không thể phục hồi".

Cách điểm trường Pác Rà chừng 100 mét, hai phòng học tạm cho các bé đang sáng đèn.

"Tất cả việc ăn uống, hoạt động và học tập của các học sinh đều được diễn ra trong không gian chật chội này. Ngôi nhà dù được cải tạo nhưng hôm nào mưa lớn là dột khắp lớp, mấy cột trụ gỗ cũng bị mối mọt nhiều nên đôi khi các cháu vận động mạnh, tôi rất lo lắng" - cô giáo Đàm Thị Thuyên chia sẻ thêm.

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 2.

Cô Mã Thị Tú, hiệu trưởng Trường mầm non xã Lý Bôn, vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự tàn phá của cơn bão số 3 gây thiệt hại điểm trường Pác Rà - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 3.

Bùn đất khô nứt nẻ bám trên mảng tường trong lớp học - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 4.

Gần hai tháng sau khi giáo viên và học sinh chuyển đến nơi học tạm, hoa cỏ dại mọc um tùm phía khu vực sân chơi của điểm trường Pác Rà - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 5.

Tại lớp học tạm, chân cột cũ bị mối mọt - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 6.

Ngôi trường tạm của các em học sinh mầm non Pác Rà vốn là nhà văn hóa thôn Pác Rà được làm bằng gỗ và đã bỏ hoang 2 năm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 7.

Lượng đất đá khổng lồ đổ ập xuống khiến một phần của lớp học bị sập hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 8.

Sau bữa ăn trưa, các em học sinh sẽ ngủ tại lớp học - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 9.

Thầy cô cố gắng chăm lo nơi học tạm tươm tất, dù còn nhiều khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 10.

Bữa ăn trưa của các em học sinh mầm non Pác Rà với chiếc bánh sừng bò và một quả trứng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 11.

Do không gian chật chội không có sân chơi, các bạn nhỏ phải vận động ngay tại lớp học - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 12.

Theo nghị định 105 và nghị định 81, mỗi học sinh nhận được trợ cấp khoảng 310.000 đồng/ tháng. Số tiền này sẽ được gửi cho phụ huynh làm hai đợt mỗi năm để việc lo việc học và bữa ăn trưa cho các cháu. Trong ảnh một nhóm bé đang ăn bữa trưa với "món" mì tôm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Dựng lại trường lớp sau cơn bão dữ - Ảnh 13.

Nhìn từ trên cao, đất đá từ quả đồi bên cạnh sạt xuống cao ngang nóc của điểm trường Pác Rà - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

'Bài toán' của thầy Thạch

'Không có chi' - câu nói 'thương hiệu' của thầy Lê Ngọc Thạch được thầy diễn giải cặn kẽ hơn khi bằng khen của UBND TP.HCM được ủy nhiệm cho Thành Đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ trao đến thầy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar