02/04/2018 16:15 GMT+7

Dựng lại người thầy

NGUYỄN MINH HÒA
NGUYỄN MINH HÒA

TTO - Ngay từ xa xưa, cha ông ta đã rất trọng thầy, có thời đặt thầy trên cha mẹ, dưới vua theo thứ bậc "quân, sư, phụ".

Dựng lại người thầy - Ảnh 1.

Cũng không phải đã xa quá, nhiều người còn nhớ ở đất Nam Bộ gặp thầy ai cũng khoanh tay cúi đầu chào, không chỉ trẻ em mà cả cha mẹ, ông bà cao niên cũng chào thầy nhỏ hơn mình. Họ không chỉ gọi là ông thầy mà gọi vợ thầy cũng là "bà thầy". 

Ở miền Bắc, miền Trung một thời cũng thế, cho dù chiến tranh loạn lạc, nhưng người thầy vẫn có vị trí cao quý trong cộng đồng và xã hội.

Những năm gần đây, chuyện thầy cô giáo bị sỉ nhục, bạo hành như bắt cô giáo quỳ, bóp cổ cô giáo, đánh cô giáo đang mang thai... xuất hiện nhiều hơn, thái độ coi thường, miệt thị nghề giáo trở nên khá phổ biến từ thành thị đến nông thôn. 

Những hành vi đó cần được lên án và nhận sự trừng phạt không chỉ bằng pháp luật mà bằng cả dư luận xã hội.

Nhưng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", cùng với sự lên án những hành vi mất đạo đức đó thì cả xã hội cũng cần nghiêm túc nhìn nhận tại sao hình ảnh người thầy lại có sự giảm sút như thế?

Đó là cả một quá trình dài, có lẽ bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhiều trường phải tuyển sinh vào sư phạm ở khung điểm thấp nhất, trong khi không ít thầy cô giáo phải tự trôi theo dòng chảy của kinh tế thị trường mạnh được yếu thua, tự bươn chải với cơm áo gạo tiền hằng ngày đến chóng mặt. 

Tất nhiên cũng có một bộ phận cán bộ quản lý cấp tiểu học, trung học tìm cách đục khoét tiền ngân sách, tận thu tiền của phụ huynh học sinh qua các loại quỹ "tự nguyện", có một phần không nhỏ các thầy cô giáo lợi dụng ưu thế môn học để ép học sinh học thêm, tỏ thái độ ưu ái với con nhà giàu, khinh thường con nhà nghèo, nhiều thầy cô ở bậc đại học tự thu phí sinh viên theo môn dạy, giáo viên hướng dẫn luận văn, luận án gợi ý quà cáp, ngay đến việc phong giáo sư cũng phải "bôi trơn" để chạy phiếu... 

Tất cả những chuyện khuất tất đó, cộng dồn theo năm tháng đã làm cho hình ảnh người thầy từ chỗ là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý" đã trở nên mai một, suy giảm. 

Bản thân các thầy cô vừa là nạn nhân của hệ giá trị đạo đức bị đảo lộn, mà chính họ cũng là người tạo ra trạng thái đó.

Cho dù là đã muộn màng, nhưng đến lúc Nhà nước, Chính phủ cần nghiêm túc xem lại quan điểm phát triển giáo dục và ngay lập tức xây dựng một chiến lược "dựng lại người thầy", hướng đến điều mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói cách nay gần 50 năm: muốn chấn hưng giáo dục thì trước tiên và quan trọng nhất là làm sao "thầy ra thầy, trò ra trò; dạy ra dạy, học ra học; trường ra trường, lớp ra lớp".

Tư tưởng xây dựng nhà nước kiến tạo và ước muốn Việt Nam sớm vươn mình trở thành con hổ mới của Chính phủ chỉ thành công trên nền tảng của giáo dục và đạo đức. 

Chỉ khi nào những con người Việt Nam được nhận một nền giáo dục đàng hoàng để trở thành những công dân tử tế thì khi đó mới có thể hi vọng về một "non sông muôn thuở vững âu vàng". 

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... khá lên được đều bắt đầu từ giáo dục, mà trước hết là từ những người thầy. Họ không chỉ là người kiến tạo nên nền tảng quốc gia mà còn dẫn dắt xã hội.

NGUYỄN MINH HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar