14/01/2013 06:37 GMT+7

Đừng đơn giản khi trẻ mắc bệnh da

THÙY DƯƠNG ghi
THÙY DƯƠNG ghi

TT - Trẻ em thường mắc một số loại bệnh về da. Điều đáng nói là các bậc cha mẹ không phải ai cũng biết rõ từng loại bệnh và xử lý một cách khoa học.

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết:

Phóng to
Chốc lây, nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em

Qua khám bệnh hằng ngày tôi nhận thấy các bậc cha mẹ không phân biệt được các loại bệnh về da ở trẻ em nhưng thường tự tiện mua thuốc bôi cho trẻ, điều này có thể gây ra những hậu quả không tốt.

Vi trùng đi theo nụ hôn

"Các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh"

Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh chốc hoặc chàm rất lấy làm lạ khi con đã gần khỏi bệnh hoặc khỏi nhưng tái phát. Khi bác sĩ hỏi: “Những người thân trong nhà có thường xuyên hôn cháu không?” thì câu trả lời là “có”. Theo các bác sĩ, chính vi trùng đã đi theo nụ hôn của người lớn làm tái phát bệnh ở trẻ. Hầu hết các bậc phụ huynh đều ngỡ ngàng trước thông tin này. Lời khuyên của bác sĩ là các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh.

Thực tế cho thấy những ông ba, bà mẹ khi bị lở miệng thường nghĩ do người mình nóng nhiệt. Lở miệng còn có nguyên nhân do bị nhiễm virút Herpes. Chính vì vậy, những người nhiễm virút Herpes hôn trẻ mắc bệnh chàm có thể làm bệnh chàm bị nhiễm thêm virút Herpes, gây bội nhiễm nặng. Với bệnh chốc, gây bệnh là vi trùng tụ cầu vàng, vi trùng này thường trú ở niêm mạc mũi những người bình thường. Với những trẻ mắc bệnh chốc đã khỏi bệnh mà được người lớn hôn, tụ cầu vàng sẽ đi theo nụ hôn nhiễm vào da, làm trẻ bị tái bệnh.

Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở lớp thượng bì của da. Bệnh rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, sau đó vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật ong. Khi trẻ mắc bệnh chốc sẽ có những vết lở hồng ban ở mặt, chân... Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan rộng và có các biến chứng như viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết. Nguy hiểm hơn là có 2-5% số bệnh nhân bị mắc bệnh chốc sẽ bị viêm cầu thận cấp. Khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh chốc, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được tư vấn và điều trị sớm.

Những bệnh da dễ nhầm

Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc bệnh vảy phấn trắng, trên da trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben.

Bệnh vảy phấn trắng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu. Nhìn mảng giảm sắc tố (những đốm màu trắng) rất giống với bệnh lang ben, nên một số người tự mua thuốc có chứa corticoid bôi cho trẻ. Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, bôi những loại thuốc này đều ảnh hưởng đến da của trẻ, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm teo da trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh vảy phấn trắng đều hồi phục theo thời gian, nếu có điều kiện thì các bậc cha mẹ chỉ cần mua kem dưỡng ẩm bôi để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi. Trong trường hợp lo lắng quá, bà mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc.

Có nhiều trẻ em thường xuyên bị dính sữa hay thức ăn, hoặc bị lưỡi bản đồ (có thể lở và có ranh giới sang thương rõ ràng), nhưng các bà mẹ lại tưởng trẻ bị nấm miệng và cũng tự mua thuốc kháng nấm về rơ lưỡi cho trẻ. Rơ miệng hoài bằng thuốc kháng nấm làm tăng tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi, tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi khiến trẻ biếng ăn. Trẻ bị nấm miệng cần điều trị bằng thuốc chống nấm, còn những trẻ mắc bệnh lưỡi bản đồ thường không cần điều trị đặc hiệu mà chỉ cần bổ sung vitamin và các khoáng chất.

Viêm da tiết bã cũng là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ, biểu hiện thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn tập trung ở đỉnh đầu và có thể tạo thành một lớp dày lan tỏa khắp da đầu có hình giống như chiếc mũ mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”. Khi đó, nhiều bà mẹ nghĩ rằng đầu trẻ bị dơ nên dùng đồ chà mạnh cố lấy vảy này ra... Da đầu trẻ mỏng nên cách kỳ cọ, chà xát mạnh dễ làm tổn thương đến da đầu, thậm chí gây nhiễm trùng. Bệnh này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu cần, các bà mẹ chỉ nên sử dụng một số loại dầu gội dành cho trẻ bị viêm da tiết bã để làm mềm các vảy bám trên đầu trước khi gội đầu vài giờ, sau đó có thể dùng lược chải đầu có lông chải thật mềm dành riêng giúp loại bỏ bớt các vảy trên da đầu...

THÙY DƯƠNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi được gia đình cho uống thuốc nam, không tiêm phòng hay theo dõi con chó. Hai tháng sau trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nghi mắc bệnh dại.

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, không ghi nhận ca bệnh nặng

Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ trong 4 tuần qua, không ghi nhận ca bệnh nặng từ đầu năm đến nay.

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, không ghi nhận ca bệnh nặng

Giảm thời gian chờ khám bệnh, sao không đặt lịch khám trực tuyến?

Nhiều bệnh viện đã triển khai đăng ký khám trực tuyến nhằm giảm tải thời gian chờ đợi cho người bệnh nhưng lượng bệnh nhân đăng ký khám khá ít.

Giảm thời gian chờ khám bệnh, sao không đặt lịch khám trực tuyến?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar