05/12/2017 11:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đừng dồn gánh nặng giá điện lên dân!

N.AN - T.HƯƠNG
N.AN - T.HƯƠNG

TTO - Một mặt ưu đãi giá điện cho không ít doanh nghiệp khiến nhà nước phải bù lỗ, mặt khác lại tăng giá điện để bù đắp cho cá khoản lỗ này.

Đừng dồn gánh nặng giá điện lên dân! - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, nên tính giá điện cao cho các DN như thép, ximăng và tránh để người dân phải bù lỗ cho các đối tượng này. Trong ảnh: chuẩn bị lắp điện kế để tính tiền điện bán cho người dân Tây Nguyên- Ảnh: Trung Hà

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân được cho là nhận được ưu đãi khủng, chỉ riêng giá điện đã nhận được 1 tỉ USD trong 10 năm. 

Trong cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Dương Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, người từng được phân công trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đối với dự án trên - bác bỏ thông tin ưu đãi khủng đó. 

Theo ông Quang, đúng là dự án nhận được ưu đãi giá điện chỉ 5 cent/kWh khi đi vào hoạt động (tức khoảng 1.100 đồng/kWh), tuy nhiên, các tính toán cho thấy phần hỗ trợ từ Nhà nước chỉ là 0,19 cent/kWh. 

Như vậy, với mức chênh lệch do có ưu đãi trong 10 năm, theo ông Quang, là khoảng 229,76 triệu USD (khoảng 5.000 tỉ đồng - PV), tuy nhiên, số thu thuế Nhà nước có được từ dự án này sau khi trừ đi khoản ưu đãi vẫn là 190,24 triệu USD...

TTO - Dự án điện phân nhôm Đắc Nông được cho là nhận được ưu đãi khủng, chỉ riêng giá điện đã nhận được 1 tỉ USD trong 10 năm?

Nhiều chuyên gia cho rằng việc Nhà nước có ưu đãi, bán điện giá rẻ cho doanh nghiệp để phát triển ngành công nghiệp có thể hợp lý, nhưng cũng cần hạn chế khả năng EVN mất cân đối, buộc phải dồn gánh nặng sang người mua điện khác. 

Dù Nhà nước có "lời" trong thu thuế với doanh nghiệp thì người tiêu dùng điện vẫn có thể chịu thiệt, vì phải bù cho các dự án được ưu đãi.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, giá điện vừa tăng 6,08% từ ngày 1-12-2017 chưa phải cao, theo lộ trình sẽ còn tăng tiếp, vì thế vấn đề quan trọng là phải công bằng trong đánh giá, tính toán giá điện cho từng hộ tiêu thụ điện. 

Theo ông Ngãi, một số dự án đặc thù có thể hưởng trợ giá, tuy nhiên các dự án công nghệ lạc hậu, ngốn nhiều điện thì phải chịu giá cao. Điều này thúc đẩy họ phải đổi mới công nghệ, tiết kiệm điện năng. 

Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, nhấn mạnh Việt Nam từ nước xuất khẩu năng lượng đã chuyển sang nhập khẩu năng lượng, nên về lâu về dài không nên ưu đãi cho những ngành tiêu tốn năng lượng, vừa có nguy cơ cho môi trường.

Hơn nữa, ông Sơn đặt vấn đề ưu đãi sẽ tạo ra sự không bình đẳng giữa các doanh nghiệp vì "tại sao doanh nghiệp này được hưởng giá điện thấp như vậy mà doanh nghiệp khác lại không?"

Theo ông Sơn, việc lấy tiền thuế hay tiền đóng góp của dân để ưu đãi cho doanh nghiệp trong giá bán lẻ điện cho người dân nói chung hầu hết đều cao hơn giá bán lẻ điện bình quân là không phù hợp.

"Không nên dồn gánh nặng giá điện lên người dân để ưu đãi cho một nhóm doanh nghiệp như vậy, mà cần có cơ chế giá phù hợp, khuyến khích đúng đối tượng nhưng phải đảm bảo theo giá thị trường," ông Sơn nói.

Ông Trần Viết Ngãi (Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam):

Tiêu thụ nhiều điện phải trả giá cao

1

Ảnh: T.Hà

Người dân dùng điện sinh hoạt càng nhiều càng phải trả giá cao, nên những dự án tiêu thụ năng lượng nhiều thì giá điện cũng phải cao. Đó là nguyên tắc cơ bản trong quản lý và ban hành giá điện.

Thực tế có những ngành như sắt thép, ximăng, hóa chất… tiêu thụ điện rất lớn, nên cần tính toán áp dụng mức giá cao.

Bên cạnh đó, cần tính toán hộ nào tiêu thụ nhiều điện mà dùng công nghệ lạc hậu sẽ phải trả giá cao để họ lo thu xếp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, đổi mới công nghệ.

Thực tế những yêu cầu ràng buộc hiện nay chưa chặt chẽ, trong khi vẫn yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải đổi mới công nghệ tiết kiệm điện. Không thể tiêu hao điện nhiều mà lại được bán giá thấp và dưới giá thành, đó là vô lý.

N.AN - T.HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Lê Thành Công là cổ đông sáng lập, nắm giữ số vốn góp lớn thứ hai tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Nhân vật này cũng từng hợp tác với hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong một doanh nghiệp khác bán nước hoa có trụ sở tại Hà Nội.

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Trung tâm thương mại hai lần lỡ hẹn khai trương vì khách thuê mặt bằng quá ít

Bỏ hàng chục tỉ đồng nâng cấp trung tâm thương mại Mỹ Tho những tưởng sẽ thu hút được tiểu thương vào buôn bán, nhưng đến nay trung tâm thương mại này vẫn chưa thể khai trương vì tỉ lệ đăng ký quầy sạp còn quá thấp.

Trung tâm thương mại hai lần lỡ hẹn khai trương vì khách thuê mặt bằng quá ít

Đề xuất Ngân hàng Nhà nước quyết cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0%

Sáng 20-5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Đề xuất Ngân hàng Nhà nước quyết cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0%

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong

Vị trí điểm đầu của cầu Tứ Liên đặt tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh. Tổng chiều dài tuyến khoảng 3km.

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong

Bộ Công Thương thông tin về ngày đầu tiên đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin từ Bộ Công Thương, từ ngày 19 đến 22-5 tại Mỹ, đoàn đàm phán của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã bắt đầu các phiên đàm phán với phía Mỹ.

Bộ Công Thương thông tin về ngày đầu tiên đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn cung cát xây dựng ở Quảng Nam khan hiếm, doanh nghiệp lao đao

Ở Quảng Nam, nguồn cung cát xây dựng đang rất khan hiếm do nhiều mỏ cát trên các con sông lớn hết hạn, dừng hoạt động hoặc sắp hết hạn khai thác theo giấy phép.

Nguồn cung cát xây dựng ở Quảng Nam khan hiếm, doanh nghiệp lao đao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar