31/03/2013 06:26 GMT+7

Đừng đội mũ bảo hiểm kiểu đối phó

CÔNG NHẬT ghi
CÔNG NHẬT ghi

TT - Tôi đã tới sinh sống và làm việc tại VN từ năm 1989. 25 năm được sát cánh cùng người Việt trong nhiều hoạt động cũng như chứng kiến vùng đất này thay đổi, lột xác không ngừng đã khiến tôi ngày một yêu VN.

Chỉ có điều tôi khá thất vọng về tình hình giao thông hỗn tạp ở VN. Tuy vậy, tôi chọn cách làm một điều gì đó tích cực, mang tính tiên phong để cải thiện tình hình thay vì chỉ ngồi thở dài. Tôi mong bản thân có thể tìm cách giúp tỉ lệ tai nạn giao thông giảm và hạn chế phần nào cảnh chia ly của các gia đình vì điều này. Đó là lý do Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) ra đời tại VN vào năm 1999.

Tai nạn giao thông có thể được giảm thiểu chỉ bởi một hành động đơn giản là đội mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm có chất lượng đã được chứng minh có thể giảm 42% tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ thương tật nặng 69%... trong các vụ va chạm (khảo sát về “Mũ bảo hiểm và việc phòng chống thương tật khi điều khiển xe máy” của tác giả Liu, B.C.).

Nhìn ở góc độ nhân văn, sẽ không có gì đau đớn bằng việc chứng kiến một người thân trong nháy mắt phải ra đi mãi mãi chỉ vì không đội mũ bảo hiểm khi đi đường. Không dừng ở đó, nền kinh tế quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông. Hằng năm VN mất khoảng 2,9% GDP vì các vụ tai nạn giao thông (nghiên cứu về an toàn giao thông VN của JICA, được báo cáo tại WHO). Tai nạn giao thông rõ ràng đã tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống như vậy nên phải coi là vấn đề cấp thiết cần giải quyết.

Là một quốc gia đang phát triển và có lượng xe máy dày đặc, tuy nhiên VN có vẻ vẫn chưa truyền bá thành công kiến thức và văn hóa gìn giữ an toàn cho người dân, điều mà lẽ ra phải được dạy từ nhỏ. Không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm dỏm chỉ để đối phó, chạy xe bạt mạng, không màng người đi đường, lái xe khi uống rượu bia... là những hành động không được chấp nhận ở bất cứ quốc gia nào. Nên chăng tăng cường giáo dục kiến thức về an toàn giao thông trong trường học để hình thành ở người trẻ thói quen, văn hóa giữ gìn an toàn cho bản thân và người khác khi đi xe trên đường. Ở những quốc gia đã thuyết phục hiệu quả người dân dùng mũ bảo hiểm tốt, sự thành công phần lớn nhờ vào hai yếu tố tiên quyết: giáo dục và nhận thức của người dân.

Tôi biết VN hiện đang cân nhắc, bàn bạc việc phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm. Theo tôi, việc phạt nặng người sản xuất, người bán mũ bảo hiểm dỏm là hoàn toàn hợp lý nên không có gì bàn cãi. Còn việc phạt người mua tôi không có ý kiến nên hay không nên nhưng theo tôi cũng có nguyên do và sự cần thiết nhất định. Xã hội nào cũng tồn tại nhiều dạng người, vì thế sẽ có người chủ tâm mua mũ bảo hiểm dỏm để đối phó với công an mà không quan tâm đến sự an toàn của người thân và chính mình. Tôi từng chứng kiến nhiều cảnh thương tâm khi tai nạn giao thông xảy ra mà nạn nhân không đội mũ bảo hiểm tốt, trong đó có cả trẻ nhỏ. Theo tôi, cần thiết đưa nhiều hình ảnh này tới người dân để tính tự giác, ý thức của mọi người được đánh động.

Trong bất kỳ xã hội nào, nhà nước và người dân đều có những bổn phận, nghĩa vụ nhất định. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo, phát triển đời sống người dân và ngược lại, tất cả người dân đều phải sống tuân theo những quy định chung của quốc gia. Sự hòa hợp cao giữa hai bên sẽ là yếu tố quan trọng giúp quốc gia phát triển. Nói như vậy để thấy rằng một chủ trương đúng đắn như chủ trương đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy sẽ khó thành công trọn vẹn nếu chỉ đến từ một phía.

Kiểm tra chuyên môn, sức khỏe của tài xế xe đường dài

Cá nhân tôi cho rằng sự xuống cấp của hạ tầng giao thông là vấn đề chung của nhiều quốc gia đang phát triển chứ không chỉ riêng VN. Khi xã hội phát triển nhanh, lượng xe cộ lưu thông “bùng nổ”... thì việc thường xuyên tu bổ hạ tầng giao thông nên được xem là điều bắt buộc. Những công ty đấu thầu xây đường nào bị phát hiện dùng vật liệu dỏm hoặc có gian lận trong thi công nên bị trừng phạt nghiêm khắc bởi đó là tội ác với quốc gia. Nếu được thì nên xây dựng các tuyến đường một chiều hoàn toàn, tình hình hi vọng sẽ khá hơn. Ngoài ra, chính quyền nên kiên quyết giữ vỉa hè được thông thoáng để người đi bộ không phải bối rối khi di chuyển và hệ thống kiểm soát giao thông cũng cần cải thiện.

Chuyên môn, đạo đức, sức khỏe... của các tài xế cũng cần được xem xét, kiểm tra thường xuyên dưới dạng ngẫu nhiên (để tránh trường hợp các tài xế tìm phương đối phó). Ở các nước phương Tây đôi khi cũng phát hiện trường hợp tài xế xe đường dài dùng ma túy hoặc sử dụng chất cồn khi đang lái xe nhưng con số này rất ít. Hình phạt cho các trường hợp này thường được thực thi nhanh chóng và rất nghiêm khắc, thường người vi phạm sẽ bị tống vào tù lâu ngày...

GREIG CRAFT (người Mỹ, chủ tịch kiêm sáng lập viên Quỹ phòng chống thương vong châu Á)

Phóng to
Nhiều người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đúng chuẩn như thế này - Ảnh: T.T.D.
CÔNG NHẬT ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar