18/05/2018 18:36 GMT+7

'Đừng để nhà khoa học mất thời gian về chuyện giấy tờ'

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Ba nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu có chung thông điệp: Mong nhà nước đơn giản hoá thủ tục để nhà khoa học không mất thời gian cho giấy tờ, chuyên tâm nghiên cứu, cống hiến.

Đừng để nhà khoa học mất thời gian về chuyện giấy tờ - Ảnh 1.

Tiến sĩ Khoa học Trần Đình Phong (trái) nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 từ tay bộ trưởng Khoa học công nghệ Chu Ngọc Anh - Ảnh: XUÂN LONG

Từ 9 hồ sơ được xét chọn, 3 nhà khoa học xuất sắc đã được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 sáng nay 18-5, người trẻ nhất 33 tuổi và người lớn tuổi nhất 44 tuổi.

Liệu chúng ta có đang mơ quá lớn?

Ở tuổi 37, TSKH Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) được trao giải tác giả có công trình khoa học xuất sắc với một công trình trong lĩnh vực vật lý.

Công trình này được công bố trên Nature Materials - tạp chí khoa học hàng đầu thế giới về khoa học vật liệu, mà theo GS.TS. Nguyễn Đức Chiến - phó chủ tịch Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018, là tạp chí mà các nhà khoa học đều muốn một lần được công bố nghiên cứu của mình.

Chia sẻ sau khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu, TSKH. Trần Đình Phong nói đây là "vinh dự quá lớn".

Các nhà khoa học chia sẻ về giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 - Video: XUÂN LONG

"Tôi và các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu với mục đích chế tạo được một chiếc lá nhân tạo, bắt chước hoạt động của lá tự nhiên để từ ánh sáng mặt trời và nước biển có thể tạo ra nhiên liệu sạch thay thế nhiên liệu truyền thống xăng dầu. Đối với chúng tôi, đây là một giấc mơ đẹp, nó xứng đáng để chúng tôi cố gắng hết mình trong nhiều năm tới", nhà khoa học trẻ chia sẻ.

"Tất nhiên, con đường đi tới nhiên liệu sạch để thay thế nhiên liệu xăng dầu mà chúng ta đang dùng, chúng tôi hiểu rằng còn rất xa. Có lúc, bên lề các cuộc hội thảo quốc tế, chúng tôi - những người làm chung lĩnh vực, tự hỏi với nhau rằng: liệu chúng ta có mơ một giấc mơ quá lớn?".

TS. Phong nói mình đã chuẩn bị tinh thần cho cả trường hợp không thành công. "Nhưng ngay cả khi không có những khám phá được điểm mặt kể tên, các nhà khoa học vẫn đảm bảo có những có giá trị chắc chắn mà những người làm khoa học nghiêm túc như chúng tôi làm ra được, đó là đào tạo ra được những con người có tư duy phân tích và những con người sáng tạo để giải quyết những vấn đề tiếp theo", TS. Phong nói.

Từ đó, nhà khoa học nhận giải chia sẻ nhận định về vai trò của những người làm chính sách, lãnh đạo khoa học công nghệ: "Chúng ta cần phải chuẩn bị đủ lâu, đủ rộng để có thể có những phát kiến bất ngờ. Tôi mong có sự tin tưởng, thấu hiểu giữa những người làm quản lý với những người làm khoa học".

Theo theo TS. Phong, khi có niềm tin, những người làm khoa học chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là làm tốt hơn nữa công việc nghiên cứu, không phải bận tâm quá nhiều để tìm hiểu những lý do dù có hay không khi nghiên cứu của mình không may mắn nhận được tài trợ.

Chúng tôi cũng mong các nhà quản lý đơn giản hoá dần các thủ tục giấy tờ để giúp những người làm khoa học tập trung vào công việc nghiên cứu. Tôi xin thưa thật, từ khi về ĐH Khoa học công nghệ Hà Nội đến nay 3 năm, chưa bao giờ tôi hoàn thành một bộ hồ sơ về tài chính nào nếu không có sự giúp đỡ của 3-4 đồng nghiệp.

TSKH. Trần Đình Phong

Đừng để nhà khoa học mất thời gian về chuyện giấy tờ - Ảnh 4.

PGS.TS. Phạm Văn Hùng (trái) nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 - Ảnh: XUÂN LONG

Nhà khoa học cần được tự chủ trong nghiên cứu

Cùng nhận giải tác giả có công trình khoa học xuất sắc, PGS.TS. Phạm Văn Hùng (44 tuổi, ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM) là tác giả chính của công trình trong lĩnh vực sinh học nông nghiệp.

Công trình được công bố trên Food Chemistry - tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh học.

PGS.TS. Phạm Văn Hùng chia sẻ: "Mỗi công trình khoa học dù nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng, để có được kết quả xuất sắc, đều phải xuất phát từ tình yêu và niềm đam mê. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cần được tự chủ trong nghiên cứu để được tự do sáng tạo".

"Chúng tôi mong muốn nhà nước, Bộ Khoa học công nghệ, đổi mới hơn nữa cơ chế, chính sách để phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước và tăng tính tự chủ trong công tác nghiên cứu, nhằm tạo ra các sản phẩm khoa học có tính ứng dụng cao, các công bố khoa học xuất sắc", PGS.TS. Phạm Văn Hùng bày tỏ.

"Mong muốn có điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, đưa ý tưởng, kết quả nghiên cứu trở thành sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn".

Nhận giải trưởng nhà khoa học trẻ có công trình nghiên cứu xuất sắc, TS. Đỗ Quốc Tuấn (33 tuổi, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) thì mượn lời của một nhà khoa học quốc tế để chia sẻ cảm xúc: "Niềm vui của nhà khoa học là tạo nên những khám phá thú vị, chia sẻ chúng với người thân và đồng nghiệp và cuối cùng là được ghi nhận xứng đáng".

Hôm nay quả thật là một ngày đặc biệt trong cuộc đời nghiên cứu của tôi. Hôm nay tôi có thể tự tin nói với ba mẹ mình rằng, con đã làm được một điều mà ba mẹ đã từng mong muốn. Hôm nay tôi có thể tự tin nói với người vợ thân yêu, em đã có một lựa chọn không tồi.

TS. Đỗ Quốc Tuấn

TTO - Ba nhà khoa học của Việt Nam có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc vừa được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.

XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar