12/09/2011 07:45 GMT+7

Đừng để nhà công biến thành nhà riêng

VÕ VĂN THÀNH thực hiện
VÕ VĂN THÀNH thực hiện

TT - Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) là người đã đi công tác ở một số nước để nghiên cứu về chính sách đối với cán bộ, trong đó có vấn đề nhà công vụ.

Ông Hương cũng từng gửi thư đến các vị lãnh đạo cấp cao đề nghị về chế độ nhà công vụ công khai, minh bạch đối với cán bộ. Nay đọc bản tin trên báo Tuổi Trẻ “”, ông Hương điện thoại cho phóng viên nói: “Tôi đi các nước không thấy chuyện đó. Chỉ ở ta mới có chuyện nhà công, đất công tùy tiện như vậy”.

Ông Hương nhấn mạnh: Tôi không rõ những người có trách nhiệm nghĩ gì về sự dây dưa này, còn dư luận thì cho rằng đó là sự nể nang và không minh bạch.

Phóng to
Ông Nguyễn Đình Hương - Ảnh: Nguyễn Khánh

Trước khi cho ông Hoàng Văn Nghiên thuê ở, căn biệt thự này từng được cho người nước ngoài thuê với giá hàng ngàn USD mỗi tháng, hơn nữa rất nhiều hộ dân từng ở trong biệt thự phải nhận bồi thường và di dời nơi khác thì mới có căn biệt thự nguyên vẹn như vậy.

Hiện nay có nhiều cựu quan chức ở biệt thự, nếu là nhà do con cháu làm ăn khấm khá mua được thì không vấn đề gì, còn nếu đó là nhà công vụ thì phải được giải quyết kịp thời theo đúng quy định. Lãng phí nhà công vụ chính là lãng phí tiền của do nhân dân đóng góp.

Người ta cứ “nhìn nhau” mà ứng xử

* Là người làm công tác tổ chức lâu năm, ông có nhận xét gì về việc sử dụng nhà công vụ của cán bộ các cấp?

- Trước hết cần khẳng định rằng nhiều vị cán bộ cấp cao hết sức gương mẫu, nhất là trong vấn đề nhà công, đất công. Tôi đã trực tiếp chứng kiến một số vị lãnh đạo ở các tỉnh, thành ra Hà Nội nhận trọng trách mới, họ ở nhà công vụ, khi hết nhiệm kỳ lập tức trả lại nhà và trở về sinh sống trong căn nhà trước đây của mình.

Bên cạnh đó, có những cán bộ mặc dù ở địa phương đã được phân đất, phân nhà rồi, nhưng ra Hà Nội vẫn tranh thủ thu vén thêm nhà đất cho mình. Mà giá nhà đất ở Hà Nội thì chúng ta đã biết là thuộc diện đắt đỏ hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, lẽ ra về nguyên tắc cán bộ chỉ được cấp nhà đất một lần, hơn nữa lâu nay Nhà nước đã bỏ chế độ bao cấp về nhà ở, vì vậy anh đã được phân nhà đất ở địa phương rồi thì lên trung ương phải ở nhà công vụ hết nhiệm kỳ thì thôi. Cho nên có lần tôi đi công tác, người ta nói nửa đùa nửa thật: “Em không được ra Hà Nội công tác thiệt thòi quá”.

* Trước dư luận không hay về việc sử dụng nhà công, đất công, ông cho rằng căn nguyên bắt đầu từ đâu?

“Tôi đã từng từ chối”

* Bản thân ông ứng xử với câu chuyện nhà công, đất công thế nào?

- Trước đây, có đồng chí lãnh đạo một thành phố ở phía Nam quý mến tôi có nói rằng sẽ tạo điều kiện để tôi có nhà ở thành phố đó. Tôi từ chối ngay. Tôi nói rằng đã được phân nhà ở Hà Nội rồi, nếu có thêm là không đúng với tiêu chuẩn.

- Để trả lời câu hỏi này tôi xin kể câu chuyện như sau. Có trường hợp nguyên là cán bộ lãnh đạo địa phương, tôi đã đến nhà ông này ở địa phương và thấy nhà cửa đàng hoàng, rộng rãi, có cả ao cá, đến khi ra Hà Nội nhận công tác mới thì ông được phân 70m2 nhà công vụ ở khu Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Khi về hưu, ông khóa cửa căn hộ công vụ này lại và không chịu bàn giao ngay.

Hỏi sao cứ để lằng nhằng vậy, ông ấy trả lời: “Có người cũng cán bộ như tôi, ra Hà Nội công tác được phân 120m2 đất, các anh không đòi, sao lại cứ đòi tôi”.

Như vậy là cơ chế, chính sách không rõ ràng, không thống nhất thì người ta cứ “nhìn nhau” mà ứng xử. Và người dân thì nhìn vào sự ứng xử đó để đánh giá tư cách cán bộ.

Tôi đi nghiên cứu ở Trung Quốc thì thấy họ quy định rất rõ ràng, trong trường hợp nào thì cán bộ được ở nhà công vụ, cán bộ cấp nào thì được ở nhà công vụ theo cấp đó, sau khi nghỉ hưu phải trả lại nhà công vụ ngay...

Ở ta thì ông Hoàng Văn Nghiên nghỉ hưu đã nhiều năm mà biệt thự công 12 Nguyễn Chế Nghĩa vẫn chưa thu hồi được, qua đó dư luận tự đánh giá quy định về nhà công vụ đã có đầy đủ hay chưa và nếu có thì đã, đang được vận hành như thế nào.

Cán bộ phải mẫu mực

* Để tránh những trường hợp “nhà công, ai khéo vẫy vùng thì được của riêng”, theo ông hiện nay cần làm gì?

- Nếu để đến lúc này mới “ra tay” siết lại việc quản lý nhà công vụ, đặc biệt là các biệt thự công ở một số thành phố lớn thì cũng đã muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Nhà nước cần tiếp tục rà soát, thống kê và phân loại toàn bộ hệ thống nhà công vụ trên toàn quốc. Từ đó xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng về nhà công vụ và cơ chế sử dụng phù hợp, thống nhất, đồng thời công khai cho toàn dân biết và giám sát.

Cùng với đó cần giải quyết nghiêm túc, nhanh chóng trường hợp nào đang có dư luận trên tinh thần “quân pháp bất vị thân”, ví dụ như trường hợp biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa.

* Mới đây một lãnh đạo Bộ Xây dựng phát biểu: “Lương cỡ bộ trưởng cũng phải 40 năm mới mua được nhà”. Có phải vì lương thấp mà cán bộ phải “xoay xở”?

- Nếu nói lương thấp là nguyên nhân thì không thể giải quyết được về mặt ngân sách. Chúng ta phải cải cách chế độ tiền lương cho hợp lý hơn, nhưng trước mắt chưa thể trả lương cho cán bộ, công chức như ở nước ngoài. Có thể do chế độ đãi ngộ không tương xứng nên mới nảy sinh tâm lý “tích lũy” trước khi nghỉ hưu.

Nhưng quan điểm của tôi là không thể đổ lỗi cho đồng lương. Hãy nhìn vào mặt bằng thu nhập và cuộc sống còn vô vàn khó khăn của đông đảo người dân hiện nay. Tôi cho rằng lòng tham của con người là vô cùng, nếu không được đạo đức điều chỉnh và nếu không bị ràng buộc bởi pháp luật. Vấn đề là cơ chế của ta trên một số lĩnh vực vẫn còn mang tính “xin - cho”.

* Như vậy cùng một cơ chế nhưng cách ứng xử của cán bộ đối với nhà công, đất công như thế nào phụ thuộc một phần quan trọng vào đạo đức của người đó?

- Pháp luật không thể nào điều chỉnh hết được mọi biểu hiện trong đời sống. Tôi ví dụ như mới đây báo Tuổi Trẻ có nêu trường hợp thứ trưởng một bộ vay 2 tỉ đồng của lãnh đạo doanh nghiệp thuộc sự quản lý nhà nước của bộ này. Quan hệ vay mượn như vậy là không vi phạm pháp luật, nhưng với tư cách cán bộ cấp cao thì đây là việc không nên làm.

Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi anh vay mượn như thế thì có ưu ái gì cho doanh nghiệp không?

Thời đồng chí Lê Đức Thọ làm trưởng Ban Tổ chức trung ương, chúng tôi quan niệm đạo đức của người cán bộ gồm bốn điểm, trong đó có việc mẫu mực trong cuộc sống. Nếu cán bộ mẫu mực thì không nên có những việc làm liên quan đến tiền bạc, nhà đất... mà để xảy ra dư luận.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu 4 người trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm

Lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH Công an Hải Phòng đã kịp thời cứu 4 người trong một gia đình thoát nạn trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm.

Cứu 4 người trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Tối 13-7, trên địa bàn xã Xuân Ái (tỉnh Lào Cai) xảy ra vụ sạt lở đất khiến hai nhà dân bị vùi lấp, sập đổ. Vụ việc làm hai người chết, ba người bị thương.

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Một cán bộ Công an phường An Nhơn Bắc (Gia Lai) đi bộ thể dục sau giờ làm việc, bất ngờ bị cặp bánh xe container văng ra, tông chết tại chỗ.

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Các chính sách có phải là "liều thuốc" đủ mạnh để khuyến sinh khi mà mức sinh tại nước ta "thấp dần đều" đáng báo động trong nhiều năm.

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar