13/08/2019 06:53 GMT+7

Đừng biến hướng dẫn viên thành... 'cảnh sát'?

NGUYỄN TRẦN VIỆT HẢI (Công ty lữ hành T.Vi) - NGUYỄN TRÍ ghi
NGUYỄN TRẦN VIỆT HẢI (Công ty lữ hành T.Vi) - NGUYỄN TRÍ ghi

TTO - Một dòng trong nghị định 45/2019 vừa có hiệu lực đang gây ra nhiều bối rối và hoang mang trong giới kinh doanh du lịch.

Đừng biến hướng dẫn viên thành... cảnh sát? - Ảnh 1.

Đoàn khách du lịch VN tham quan Hàn Quốc - Ảnh: H.D.V.

Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, trong đó quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 90 triệu đồng với hành vi để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật.

Chúng tôi công nhận nghị định 45/2019 cố gắng đưa hoạt động du lịch vào nề nếp. Nhưng nghị định này xem ra xuất phát từ quan niệm rằng người đi du lịch đều mua chương trình trọn gói của doanh nghiệp, đi theo đoàn lớn, có hướng dẫn viên đi kèm.

Quan niệm như vậy không khớp với thực tế, bởi các dịch vụ du lịch rất đa dạng. Điều này cũng trái với định nghĩa về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trong Luật Du lịch 2017: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch...

Kể cả khi đoàn khách đi theo chương trình trọn gói, nhiệm vụ của hướng dẫn viên là quán xuyến chỗ ăn chỗ ở, điểm tham quan, phương tiện vận chuyển, thuyết minh rã rời cả ngày. Đến tối dẫn khách đi chơi, mua sắm, giải quyết vô số trục trặc có thể xảy ra. 

Liệu hướng dẫn viên cần bao nhiêu đôi tai và bao nhiêu con mắt để "quản chế" toàn bộ du khách trong một đoàn trung bình 15-20 người? Theo tôi, việc bắt các công ty du lịch thành "cảnh sát" là không thực tế.

Để quản khách, công ty du lịch chỉ còn cách thắt chặt khâu xét duyệt hồ sơ xin visa. Nhưng trừ Hàn Quốc và Nhật Bản hiện trao một phần trách nhiệm sơ tuyển hồ sơ visa, tất cả các nước khác đều tự xét duyệt visa cho du khách mà không quan tâm đến vé máy bay hay chương trình tour là của công ty du lịch.

Vậy ngay cơ quan lãnh sự của quốc gia đã không nghi ngờ khách bỏ trốn, đồng ý cấp visa cho khách thì công ty du lịch liệu có cơ sở gì để phán đoán người khách đó có thể trốn lại để từ chối dịch vụ?

Muốn áp dụng chế độ phạt, phải có biện pháp quản lý. Hay hình phạt đưa ra chỉ là cái thòng lọng hờ, để đến khi có vụ đình đám nào hay dư luận lên án gắt quá thì đem ra áp dụng?

Dĩ nhiên, công ty du lịch nào tạo dựng hồ sơ giả, tham gia các đường dây buôn người, vượt biên... phải bị trừng trị thích đáng. Khi đó, vụ việc đã trở thành hình sự, không đơn thuần là hành chính nữa.

Công ty du lịch chỉ nên bị phạt như trong trường hợp Hàn Quốc và Nhật Bản khi công ty du lịch được ủy thác một phần, có trách nhiệm trong việc sơ tuyển hồ sơ; và bị xử lý bởi quốc gia có luật pháp bị vi phạm - tức là nước đến chứ không phải nước đi.

Các doanh nghiệp lữ hành đang nín thở chờ đợi hướng dẫn thực hiện nghị định. Cần có diễn giải thỏa đáng: thế nào là "để" trong cụm từ "để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài...". Nghị định 45/2019 vừa ban hành, không dễ rút lại nhưng khi làm hướng dẫn, cần rất thận trọng.

Nguyễn Trần Việt Hải - Công ty lữ hành T.Vi:

Cần cả biện pháp ngắn và dài hạn

Nếu chính quyền thấy việc công dân bỏ trốn ở nước ngoài làm mất thể diện quốc gia và muốn ngăn chặn (hay giảm thiểu) nên tăng cường các biện pháp cả ngắn và dài hạn, như tuyên truyền để mọi người hiểu thực trạng của tình trạng lao động bất hợp pháp.

Cần tập trung vào những khu vực có nhiều người bỏ trốn, đối tượng tuyên truyền là cả phụ huynh hay họ hàng. Nên đẩy mạnh các chương trình xuất khẩu lao động hợp pháp. Quan trọng nhất là làm sao dân giàu hơn, sẽ có ít người phải tha phương cầu thực, nhất là bằng con đường gian dối.

N.Tr.

Ông Phạm Xuân Phúc - Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL:

Cứ nghiên cứu kỹ để thực hiện

Nghị định 45/2019 là nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết thực tế đang rất nhức nhối là một số doanh nghiệp du lịch chỉ thu tiền của khách xong rồi bỏ mặc, để khách bỏ trốn nhiều. Đã có nhiều khách lợi dụng đi du lịch để trốn ở lại nước ngoài, làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh Việt Nam, tới ngành du lịch Việt. Nếu không quy định chặt chẽ, rất khó để quản lý, kiểm soát. Chính phủ đưa ra quy định như vậy, doanh nghiệp cứ nghiên cứu kỹ luật và thực hiện cho đúng thì chẳng có gì phải lo ngại...

Thiên Điểu

TTO - Liên quan tới vụ 152 du khách Việt bỏ trốn ở Đài Loan, Tổng cục Du lịch xác nhận hai công ty ở Hà Nội mới là các đơn vị dẫn khách và chỉ một công ty có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, một công ty là hoạt động 'chui'.

NGUYỄN TRẦN VIỆT HẢI (Công ty lữ hành T.Vi) - NGUYỄN TRÍ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar