06/08/2021 15:33 GMT+7

Đức, Pháp, Mỹ sẽ tiêm mũi thứ ba vắc xin COVID-19

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Các nước Đức, Pháp, Mỹ sẽ tổ chức tiêm liều vắc xin bổ sung (mũi thứ 3) từ tháng 9 năm nay để bảo vệ người dân trước làn sóng lây nhiễm bệnh COVID-19 mới do biến thể Delta gây ra.


Đức, Pháp, Mỹ sẽ tiêm mũi thứ ba vắc xin COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett đứng bên mẹ, bà Mirna Bennett, khi bà được tiêm liều vắc xin thứ ba ở điểm tiêm tại thành phố Haifa, Israel ngày 3-8 - Ảnh: REUTERS

Nhiều nước sẽ tiêm bổ sung

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định Pháp sẽ triển khai tiêm mũi thứ ba cho người lớn tuổi, người dễ mắc bệnh từ tháng 9-2021.

Đức cũng sẽ tiêm mũi nhắc lại cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, người già và người sống trong các viện dưỡng lão vào khoảng thời gian tương tự.

Mới đây, ngày 5-8, theo Đài ABC (Mỹ), bác sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu ở Mỹ, đã khuyến cáo chính quyền xem xét tiêm mũi vắc xin COVID-19 bổ sung, có thể từ đầu tháng 9-2021 hoặc sớm hơn.

Một nguồn tin cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ sẽ ra khuyến cáo về việc này trong vài tuần tới.

Việc có cần phải tiêm vắc xin mũi thứ ba hay không đang là vấn đề gây tranh cãi. Gần đây, giám đốc Tổ chức Y tế thế giới - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - cho rằng mặc dù biết chính phủ các nước muốn bảo vệ người dân trước biến thể Delta, nhưng sẽ khó chấp nhận việc các nước đã mua phần lớn nguồn cung vắc xin của thế giới rồi, nay lại tiếp tục mua thêm vắc xin.

Hiện nay, khoảng 50% người dân ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm đầy đủ vắc xin, trong khi đó, tại các nước thu nhập thấp, tỉ lệ tiêm vắc xin chỉ mới khoảng 1,5%.

Đức đã bác bỏ phát biểu của giám đốc Tổ chức Y tế thế giới và khẳng định đã ủng hộ ít nhất 30 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo.

Bộ Y tế Đức nói quốc gia này có thể đạt cả hai mục tiêu là "các nhóm dễ bị tổn thương ở Đức được tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba, đồng thời hỗ trợ việc tiêm vắc xin cho càng nhiều người trên thế giới càng tốt".

Thư ký báo chí Nhà Trắng - bà Jen Psaki - cũng nói Mỹ không cần phải lựa chọn vì họ có thể vừa đảm bảo mọi người Mỹ được tiếp cận vắc xin vừa có thể giúp cung cấp vắc xin cho thế giới. Cho tới nay, Mỹ là nước tặng nhiều vắc xin COVID-19 nhất trên thế giới.

Các cơ quan quản lý y tế Mỹ cho rằng cần có thêm bằng chứng khoa học về liều tiêm tăng cường nhưng tin rằng mũi tiêm thứ ba là cần thiết với những người bị tổn thương hệ miễn dịch.

Có cơ sở khoa học

Nước đi đầu trên thế giới trong việc tiêm vắc xin COVID-19 mũi bổ sung là Israel. Ngày 5-8, Israel tuyên bố quốc gia này đang giúp thế giới một việc có ý nghĩa với chiến dịch tiêm vắc xin mũi thứ ba cho người từ 60 tuổi trở lên.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết việc tiêm vắc xin mũi 3 đang diễn ra tại Israel chính là nước này đang thử nghiệm cho cả thế giới. Những kết quả rút ra từ đây sẽ đóng góp đáng kể vào kho tri thức toàn cầu.

"Không có chúng ta, thế giới sẽ không biết mức độ hiệu quả chính xác của các mũi tiêm nhắc lại, sẽ không biết khi nào tiêm, mức độ ảnh hưởng của chúng đến các việc lây nhiễm, đến các ca bệnh nặng", Thủ tướng Naftali Bennett cho biết.

Israel đã có gần 60% dân số tiêm đủ hai liều vắc xin Pfizer/BioNTech.

Nghiên cứu của Pfizer công bố ngày 28-7 cho thấy liều vắc xin COVID-19 Pfizer/BioNTech thứ ba giúp tăng đáng kể khả năng chống lại biến thể Delta.

Lượng kháng thể chống lại biến thể Delta ở người từ 18-55 tuổi được tiêm liều vắc xin tăng cường cao hơn 5 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai.

Ở những người từ 65-85 tuổi, kháng thể chống lại biến thể Delta sau khi tiêm liều thứ 3 cao hơn 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai.

Theo đó, Pfizer khuyến cáo mũi tiêm thứ 3 là cần thiết do kháng thể giảm dần theo thời gian, nhất là sau 6 tháng.

Ngày 5-8, Công ty Moderna cũng đề xuất người đã tiêm đủ 2 liều bằng vắc xin COVID-19 của họ nên tiêm mũi thứ 3 để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus.

Mặc dù vắc xin Moderna vẫn duy trì hiệu quả trong ngừa COVID-19 đến 90% trong ít nhất 6 tháng sau tiêm nhưng sau 6 tháng lượng kháng thể sẽ yếu đi.

Theo nghiên cứu của Moderna, mũi tăng cường thứ 3 sẽ giúp người tiêm có kháng thể mạnh để chống lại các loại biến thể mới của virus.

Tiêm chủng đạt 70%, Mỹ vẫn lo biến thể Delta

TTO - Nước Mỹ vừa đạt mốc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 70% người trưởng thành, nhưng tỉ lệ này vẫn chưa làm chính quyền yên tâm khi dịch vẫn nóng tại một số khu vực.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar