07/04/2023 18:25 GMT+7

Đùa thiếu tế nhị về cố nghệ sĩ Thanh Nga, host của 'Trăm năm sân khấu' bị phản ứng

Chương trình 'Trăm năm sân khấu' của Vietcetera gây tranh cãi. Cư dân mạng bức xúc với câu đùa về cố nghệ sĩ Thanh Nga, lời so sánh giữa hát bội - cải lương...

Đùa thiếu tế nhị về cố nghệ sĩ Thanh Nga, host của Trăm năm sân khấu bị phản ứng - Ảnh 1.

Host Bình Bồng Bột (trái) của "Trăm năm sân khấu" bị cho là có cách hỏi gây khó chịu, phong thái không phù hợp với khách mời lớn tuổi như nghệ sĩ Hữu Châu - Ảnh chụp màn hình

Theo thông tin được host Bình Bồng Bột nói trong chương trình, Trăm năm sân khấu là dự án hun đúc tình yêu của khán giả với các loại hình sân khấu, nhất là sân khấu dân tộc.

Mùa đầu tiên tập trung vào nghệ thuật cải lương. Đến nay, chương trình đã phát được bốn tập. Khách mời là các nghệ sĩ Kim Cương, Bạch Tuyết, Hữu Châu, đạo diễn Hồng Dung.

Đùa về "đời sống ngắn" của nghệ sĩ Thanh Nga

Tuy nhiên, số mới của Trăm năm sân khấu đang gây tranh cãi trên mạng. Số này phát từ cuối tháng 3, có khách mời là NSƯT Hữu Châu, mang tên Sân khấu cải lương đang phục sinh mạnh mẽ.

Nhiều khán giả chê cách dẫn chương trình của biên kịch, nhà báo Bình Bồng Bột (Thanh Bình), cho rằng cách đặt câu hỏi của anh với nghệ sĩ Hữu Châu là "vô duyên", áp đặt suy nghĩ cá nhân. 

Một số câu hỏi mang tính chất riêng tư mà không có giá trị khai thác chủ đề Trăm năm sân khấu. Phong cách nói chuyện của host cũng bị cho là không phù hợp với nghệ sĩ lớn tuổi… 

Đặc biệt, nhiều khán giả bức xúc khi Bình Bồng Bột ví von: "Cải lương á, con thấy đời sống của nó tương đối ngắn ngủi. Chẳng hạn mình lấy cô Thanh Nga làm ví dụ, cô sống một đời sống rất ngắn". Khán giả lên án, cho đây là cách nói thiếu tôn trọng người đã mất.

Đùa thiếu tế nhị về cố nghệ sĩ Thanh Nga, host của Trăm năm sân khấu bị phản ứng - Ảnh 3.

Nghệ sĩ ưu tú Hữu Châu trong chương trình cuối tháng 3 - Ảnh chụp màn hình

Ngoài ra, trong số Trăm năm sân khấu có đạo diễn Hồng Dung, câu nói so sánh hát bội - cải lương của bà gây chú ý. 

Bà nói có ý: "Hát bội dùng chữ Nho đã không hiểu thì chớ, còn cách hát cũng không làm cho người ta nghe được lời thì người ta không cảm nhận được nhân vật đó, trừ khi là những pho truyện người ta đã biết và hình dung được câu chuyện và nhân vật trên sân khấu đang nói cái gì. 

Còn cải lương giúp cho người ta nghe, hiểu được cốt truyện, nhân vật, thông qua âm nhạc của cải lương người ta cảm thấy nó dễ chịu hơn, gần gũi hơn".

Nhiều người cho rằng đây là so sánh quá khập khiễng và thiển cận. Chưa hết, trang Hiếu Văn Ngư, một tổ chức đang phối hợp cùng Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM làm dự án "Hát bội 101", Trăm năm sân khấu sử dụng những cảnh quay của họ về hát bội mà không xin phép, lại sử dụng ở lập trường phê phán.

Lòng tốt cũng cần cẩn trọng

Tuổi Trẻ Online liên lạc với nghệ sĩ Hữu Châu. Ông cho biết không phàn nàn gì về chương trình. 

Hữu Châu nói: "Các bạn làm với tấm lòng rất tốt, thương cải lương thiệt sự. Nếu họ không có tấm lòng sao mời được cô Kim Cương, cô Bạch Tuyết… Chẳng qua họ còn trẻ, phong thái hiện đại, cách ngồi, cách đặt câu hỏi hơi thoải mái chút. Có khi mọi người không hiểu thì làm những người có tấm lòng họ nản.

Hồi trước dịch bệnh, các bạn còn làm các cuộc thi cải lương nhỏ. Người tham gia toàn là người trẻ đờn bài Dạ cổ hoài lang bằng nhạc cụ mới dễ thương lắm. Họ muốn cải lương gần với người trẻ. Bản thân tôi, rồi cô Hai Kim Cương cũng không thấy có vấn đề gì hết".

Đùa thiếu tế nhị về cố nghệ sĩ Thanh Nga, host của Trăm năm sân khấu bị phản ứng - Ảnh 4.

NSND Kim Cương trong chương trình Trăm năm sân khấu - Ảnh chụp màn hình

Ông Hoàng Vũ - giám đốc Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM - buồn vì câu so sánh "hát bội - cải lương" gây tranh cãi. 

Ông nói: "Mấy anh em nghệ sĩ hát bội phẫn nộ lắm. Nhưng tôi khuyên mọi người bình tĩnh, tìm hiểu kỹ. Mọi người buồn cũng có lý do vì hát bội đang hoạt động khó khăn, tụi tôi đang cố gắng từng ngày để giữ gìn. Đã không thương thì thôi đừng ghét bỏ".

Tác giả câu so sánh hát bội với cải lương, đạo diễn Hồng Dung, cho biết chưa xem chương trình Trăm năm sân khấu. Bà nói với Tuổi Trẻ Online: "Tôi trò chuyện với các bạn khoảng 3 tiếng nhưng không biết các bạn biên tập như thế nào. Lúc tôi nói là về hát bội ngày xưa chứ không phải hát bội bây giờ.

Về giai đoạn cải lương xuất hiện, trước đó đã có hát bội. Rồi có nhiều loại hình của phương Tây du nhập, lúc đó sẽ có một số người cảm thấy như hát bội khó nghe và để dễ hiểu, dễ cảm hơn thì người kết hợp hát bội có sự giản lược và các loại hình khác để từ từ có cải lương".

Chúng tôi liên lạc công ty Bột, nơi sản xuấtTrăm năm sân khấu. Anh Nguyễn Phương, em trai host Bình Bồng Bột, cho biết công ty đã gửi email giải thích với tổ chức Hiếu Văn Ngư. Ê kíp đang cân nhắc để phản hồi dư luận.

Kỳ cuối: Trăm năm sân khấu đèn vẫn sáng

TT - 19g ngày 20-2, cả trăm người dân đã có mặt trước rạp Tiền Giang (rạp Thầy Năm Tú xưa) để chờ xem chương trình nghệ thuật cải lương miễn phí định kỳ hằng tháng do Sở VH-TT&DL Tiền Giang tổ chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar