24/09/2013 01:09 GMT+7

Đua nhau "ôm", cùng nhau... trả!

BẠCH HOÀN
BẠCH HOÀN

TT - Hàng loạt dự án khu công nghiệp, khu đô thị, dự án giao thông... ở nhiều địa phương vừa bị các nhà đầu tư lần lượt tuyên bố trả lại. Các nhà đầu tư đều có chung lý do khó khăn về vốn và xét thấy dự án không khả thi, đầu tư sẽ bị thiệt hại hoặc không phù hợp với quy hoạch.

Việc trả lại những dự án này đã bộc lộ ra rất nhiều bất cập trong việc xin và cấp phép đầu tư. Về phía cơ quan chức năng, khâu thẩm định năng lực của nhà đầu tư có vấn đề, dẫn đến giao dự án cho những nhà đầu tư không có năng lực thực thi. Đó là trường hợp ở dự án Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (nay là Khu công nghiệp dầu khí Soài Rạp) khi đã giao cho một công ty con của Vinashin. Suốt nhiều năm nhận được dự án, nhà đầu tư triển khai ì ạch đến mức phải thu hồi giao cho nhà đầu tư khác. Sang tay nhà đầu tư thứ hai, nay vẫn lý do thiếu vốn nên tiếp tục trả lại Tiền Giang.

Hay ở dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình (chiều dài 33km, tổng vốn đầu tư khoảng 11.760 tỉ đồng), nhà đầu tư là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) mới đây có thông tin sẽ trả dự án cũng vì nguồn vốn quá lớn, kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, không thu xếp được vốn... Tuy nhiên trước đó, vào năm 2011, Geleximco tỏ ra rất tự tin cho biết dự án do công ty đầu tư toàn bộ nguồn vốn và trực tiếp quản lý thực hiện, dự kiến hoàn thành vào tháng 3-2014!

Nhiều nhà đầu tư đã đua nhau vẽ ra các dự án, “ôm” đất ở những thời kỳ kinh tế phát triển nóng mà chưa tính toán việc đầu tư theo đúng năng lực của mình. Rồi chuyện chạy dự án trước quy hoạch, xí đất tràn lan trong khi năng lực đầu tư có giới hạn nhằm hưởng lợi từ cơn sốt của thị trường bất động sản hoặc khi có cơ hội kiếm lợi thì làm, không thì bỏ. Tình trạng “nhà nhà làm dự án” trong những năm 2008-2009 đã để lại hậu quả là khi không “ăn” được, các nhà đầu tư đã phải nhả ra. Doanh nghiệp không mất nhiều vì các địa phương cho biết sẽ thu xếp thanh toán số tiền nhà đầu tư đã bỏ vào dự án, nếu có. Trường hợp nhà đầu tư gần như chưa bỏ một đồng bạc nào vào dự án họ đã “ôm” năm này qua năm khác, các địa phương cũng cho biết sẽ không có chế tài bởi trước nay chưa có tiền lệ.

Cuối cùng chỉ có thiệt hại lớn mà Nhà nước và người dân phải chịu. Đó là những cánh đồng mênh mông bỏ hoang nhiều năm liền và sẽ tiếp tục bỏ hoang chờ nhà đầu tư mới. Nhà nước không những thất thu thuế nông nghiệp, mà đáng lẽ ra nếu thẩm định kỹ càng, giao cho nhà đầu tư có năng lực đảm bảo, dự án có thể sớm hoàn thành và đi vào khai thác, trở thành động lực kinh tế cho địa phương. Chưa kể người dân sống trong các khu vực quy hoạch sẽ không bị rơi vào tình trạng nhà cửa xập xệ, hư hỏng mà không dám xây vì không biết đất đai bị thu hồi, giải tỏa khi nào.

Đã đến lúc các địa phương phải nhận trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng dự án bị trả về hàng loạt, chịu trách nhiệm về sự ì ạch, chậm trễ trong thực hiện các dự án trọng điểm vì đã giao cho những nhà đầu tư kém cỏi. Đồng thời, để đối phó tình trạng doanh nghiệp “ôm” dự án nhưng không có năng lực thực hiện, cần có quy định ràng buộc trách nhiệm, nếu để chậm trễ hoặc bỏ bê dự án phải có biện pháp chế tài.

BẠCH HOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar