21/03/2013 08:44 GMT+7

Dự thảo xử phạt trong giáo dục: Nhiều điểm không khả thi

HOÀNG HƯƠNG - NGỌC HÀ ghi
HOÀNG HƯƠNG - NGỌC HÀ ghi

TT - Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục đã trở thành câu chuyện thời sự đối với những người làm công tác giáo dục trong ngày 20-3. Họ cho rằng có nhiều điểm trong dự thảo không khả thi.

Phóng to
Các đại biểu tại hội thảo ngày 19-3 - Ảnh: Việt Dũng

* Cô Vũ Thị Mỹ Hạnh (hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM):

Mức phạt tiền chưa phù hợp

Cùng là con người như nhau mà tại sao điều 20 của dự thảo nêu: “Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học. Phạt tiền 5-20 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, thân thể, danh dự của nhà giáo, nhân viên cơ sở giáo dục”. Như vậy, chẳng lẽ danh dự, nhân phẩm của học sinh không có giá trị bằng giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục hay sao? Đó là chưa kể học sinh có nhiều đặc điểm bất lợi so với những người có thể ngược đãi, hành hạ, xúc phạm các em như: sức yếu hơn, không có nhiều kinh nghiệm ứng xử, hậu quả của việc ngược đãi có thể để lại di chứng lâu dài hơn, khó khắc phục hơn... Vậy mà mức phạt cho hành động ngược đãi học sinh lại thấp hơn rất nhiều so với hành động xâm phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo là chưa phù hợp.

* Ông Đinh Thiện Căn (trưởng Phòng GD-ĐT Q.1, TP.HCM):

Điều kiện không cho phép

Thật ra, “chuẩn” về sĩ số học sinh/lớp học thì điều lệ nhà trường đã quy định rồi. Chúng tôi biết từ lâu và đang nỗ lực thực hiện. Ở bậc tiểu học, bây giờ trường nào giữ được sĩ số chuẩn 35 học sinh/lớp là mô hình mơ ước của chúng tôi. Thế nhưng, điều kiện không cho phép, số học sinh trong độ tuổi đi học tăng cao, trường lớp thì không đủ, chưa kể tình trạng “chạy” hộ khẩu vào những địa bàn có trường nổi tiếng trú đóng nữa...

Những yếu tố đó khiến một số trường bắt buộc phải tăng sĩ số học sinh/lớp chứ bản thân các trường đâu có muốn. Sĩ số đông thì các trường có lợi gì đâu mà phạt hoặc nếu phạt thì các trường lấy tiền đâu mà đóng?

* Bà Võ Ngọc Thu (trưởng Phòng GD-ĐT Q.5, TP.HCM):

Chưa có sự thông cảm và sẻ chia

Dự thảo có nhiều điểm không khả thi, nhất là việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo đủ số lượng, diện tích phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, sân chơi và các công trình phục vụ dạy và học khác theo quy định. Điều này cho thấy những người biên soạn dự thảo chưa có sự chia sẻ và thông cảm với các địa phương. Bởi vì ban giám hiệu và giáo viên các trường đều muốn trường mình khang trang, hiện đại, trang thiết bị dạy học đầy đủ nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là ngân sách đã “rót” xuống như thế nào?

* PGS Văn Như Cương (hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh):

Không thể chỉ quy thành tiền

Việc quy định xử phạt đối với hành vi ngược đãi, hành hạ người học, xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo nghe qua có thể thấy là một quy định hiện đại, có tính cảnh báo với hành vi ứng xử không sư phạm xảy ra không ít gần đây. Tuy nhiên, đối với vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, trong môi trường sư phạm thì không nên chỉ quy thành tiền. Chả lẽ giáo viên có quyền đánh học sinh, thậm chí cả gây thương tích, rồi nộp tiền, lại có thể tiếp tục thanh thản hành hạ học sinh? Chả lẽ ông hiệu trưởng ngang nhiên xúc phạm giáo viên và yên tâm sẽ nộp tiền là xong chuyện?

* Ông Nguyễn Huy Bằng (chánh thanh tra Bộ GD-ĐT):

Sẽ có điều chỉnh phù hợp

Thực tế dân số đang đi vào ổn định, tỉ lệ sinh giảm, nên xét trên toàn quốc, việc quy định sĩ số lớp học phải đạt đúng chuẩn hoàn toàn có thể thực hiện được. Riêng ở thành phố lớn, do đặc thù riêng, nên tình trạng lớp học vượt sĩ số quy định còn không ít.

Tuy nhiên, việc đưa ra mức xử phạt là cần thiết vì đây là quy định đã có sẵn trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học. Bộ GD-ĐT đã cân nhắc đến đặc thù của các trung tâm đô thị lớn nên ngay trong dự thảo đầu tiên cũng nói rõ việc vi phạm sĩ số vượt dưới 15% quy định thì không xử phạt. Song tới đây, bộ sẽ làm việc với các địa phương này để đánh giá chính xác được khả năng đáp ứng về sĩ số lớp học của các trường ra sao. Từ thực tiễn, ban soạn thảo sẽ có những điều chỉnh phù hợp, có thể có sự khác nhau về tỉ lệ vượt sĩ số quy định khi định khung xử phạt.

HOÀNG HƯƠNG - NGỌC HÀ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar