15/04/2025 11:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dự kiến diện tích, dân số 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, tỉnh nào có diện tích lớn nhất?

Theo dự kiến, ngoài 11 tỉnh, thành không sáp nhập, 52 tỉnh, thành còn lại được sáp nhập thành 23 tỉnh, thành mới. Quy mô diện tích, dân số các tỉnh, thành có nhiều thay đổi ra sao?

sáp nhập - Ảnh 1.

Một góc Hà Nội hiện nay - Ảnh: HỒNG QUANG

Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương).

Quy mô dân số, diện tích dự kiến sau sáp nhập

Danh sách kèm theo nghị quyết số 60 có 11 đơn vị cấp tỉnh (2 thành phố, 9 tỉnh) không thực hiện sáp nhập, gồm: TP Hà Nội, TP Huế, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.

Dự kiến diện tích, dân số 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, tỉnh nào có diện tích lớn nhất? - Ảnh 2.

Danh sách 11 tỉnh, thành không thực hiện sáp nhập (dân số tính đến đầu năm 2024) - Ảnh: Chụp màn hình

Theo đề án của Chính phủ, có 52 tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập, hợp nhất để hình thành 23 tỉnh, thành mới.

Cụ thể gồm 4 thành phố: Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

48 tỉnh gồm: 

Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông.

Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

sáp nhập - Ảnh 3.

sáp nhập - Ảnh 4.

sáp nhập - Ảnh 5.

Danh sách dự kiến tên gọi, diện tích, dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập - Ảnh: THÀNH CHUNG

Dự kiến tỉnh nào có diện tích lớn nhất?

Dự kiến việc sáp nhập lần này sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trên "bảng xếp hạng" quy mô các tỉnh, thành cả nước so với hiện nay.

Tỉnh mới Lâm Đồng (dự kiến sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận) sẽ trở thành địa phương rộng lớn nhất cả nước với tổng diện tích trên 24.200km2

Tỉnh rộng thứ 2 sẽ là tỉnh Gia Lai mới (sáp nhập tỉnh Gia Lai và Bình Định) với diện tích hơn 21.500km2.

Tỉnh Đắk Lắk mới (sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên) sẽ là tỉnh rộng thứ 3 với diện tích hơn 18.000km2

Cả 3 tỉnh này đều có diện tích lớn hơn tỉnh lớn nhất hiện nay là Nghệ An với hơn 16.000km2.

Cũng theo danh sách dự kiến thì tỉnh nhỏ nhất cả nước sau khi sáp nhập là tỉnh Hưng Yên mới (sáp nhập tỉnh Hưng Yên và Thái Bình) với diện tích hơn 2.500km2.

Còn tỉnh Bắc Ninh tỉnh nhỏ nhất cả nước hiện nay, với 822km2, sau khi sáp nhập với Bắc Giang cũng sẽ có quy mô rộng lớn hơn nhiều tỉnh, thành khác, với tổng diện tích vượt mức 4.000km2.

Tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai hiện nay là Hà Nam, với 860km2, theo dự kiến sẽ thực hiện sáp nhập với Nam Định, Ninh Bình thành tỉnh mới Ninh Bình, có diện tích xấp xỉ 4.000km2.

Vì sao không sáp nhập tỉnh Cao Bằng?

Trong đề án của Chính phủ cũng nêu rõ lý do không thực hiện sáp nhập tỉnh Cao Bằng.

Tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4km² chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì các lý do:

Tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập: Phía tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn.

Phía nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên.

Phía đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh.

sáp nhập - Ảnh 6.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Quảng Bình chuẩn bị ‘nơi ăn, chốn ở’ cho hàng ngàn cán bộ Quảng Trị sau sáp nhập

Sẽ có hàng ngàn cán bộ công chức từ Quảng Trị sẽ ra Quảng Bình - nơi được chọn làm trung tâm hành chính sau sáp nhập hai tỉnh. Tỉnh Quảng Bình đang chuẩn bị “nơi ăn, chốn ở” cho những cán bộ này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar