20/02/2022 15:15 GMT+7

Du học sinh Việt 'mòn mỏi' chờ đến Nhật sau 2 năm hạn chế nhập cảnh

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Từ tháng 3-2020 đến nay, Nhật áp dụng nhiều chính sách nhập cảnh khắt khe với các sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam. 2 năm trôi qua, nhiều bạn trẻ đã từ bỏ ước mơ, ngược lại không ít bạn vẫn cố chờ đợi đến ngày được đặt chân sang Nhật.

Việt Nam là nước có số lượng du học sinh đến Nhật cao thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc. Theo thống kê vào năm 2020, có khoảng 73.000 du học sinh Việt Nam ở xứ mặt trời mọc.

Du học sinh Việt mòn mỏi chờ đến Nhật sau 2 năm hạn chế nhập cảnh - Ảnh 1.

Du học sinh Việt Nam tại Nhật - Ảnh: VSYA

Chờ, nản, rồi chờ…

Lê Minh Hiếu (20 tuổi) là cựu học sinh Trường THPT Xuân Hưng (Đồng Nai). Tốt nghiệp cấp 3 xong, Hiếu bắt đầu học tiếng Nhật, lên lộ trình du học. Đến tháng 10-2020, Hiếu được nhận vào Trường Nhật ngữ Abeno, Osaka (Nhật). 

Theo lộ trình, Hiếu dự định sẽ học ở Trường Abeno khoảng 2 năm, sau đó tham gia kỳ thi để xét tuyển vào đại học ở Nhật, chuyên ngành cơ khí - điện tử.

Vậy mà tính từ tháng 10-2020 đến nay cũng đã gần 1,5 năm, Hiếu vẫn chưa thể sang Nhật do các lệnh hạn chế nhập cảnh với sinh viên quốc tế. Hiếu chia sẻ mình đã hoàn tất toàn bộ tiền học phí, ký túc xá, tổng cộng đến hơn trăm triệu đồng. 

Để hỗ trợ sinh viên, trường của Hiếu cho bạn học tạm bằng hình thức trực tuyến 1 buổi/tuần nhưng không thấm vào đâu.

Đến tháng 10-2021, tức 1 năm sau, Hiếu bắt đầu nản. "Tới giờ đã chờ thêm gần nửa năm nhưng vẫn chưa sang Nhật. Tôi cho mình tới tháng 4-2022, không thì chắc cũng tính đường khác chứ tôi và gia đình cũng sốt ruột lắm rồi", Hiếu nói.

Tương tự, Nguyễn Thị Tú Anh (21 tuổi), cựu học sinh Trường THPT Nam Sách (Hải Dương), cũng đang mong ngóng từng ngày để được sang Nhật. Trúng tuyển Trường Nhật ngữ Ashiya, Osaka (Nhật) hơn một năm trước nhưng tới giờ Tú Anh vẫn còn ở quê nhà. 

"Cũng có những lúc nghe tin Nhật mở cửa đón sinh viên quốc tế nhưng chưa lo xong thủ tục là bên ấy lại đóng cửa", Tú Anh chia sẻ và cho biết thêm trong thời gian đợi chờ, bạn đăng ký vào làm nhân viên ở một công ty trong tỉnh.

Trong cộng đồng du học sinh trên các trang mạng xã hội, câu hỏi "Khi nào được đến Nhật?" được nhắc tới liên tục. Nhiều bạn tỏ vẻ bi quan chẳng biết đợi đến bao giờ. Nhiều bạn báo tin mình đã bỏ cuộc. 

Một du học sinh còn chia sẻ câu chuyện "éo le" khi đã bay từ Nhật về Việt Nam vào tháng 3-2020 để thu xếp công việc gia đình nhưng tới nay gần 2 năm vẫn chưa thể quay lại. Vậy là bạn buộc lòng phải du học online toàn bộ phần còn lại của chương trình.

147.000 sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng

Du học sinh Việt mòn mỏi chờ đến Nhật sau 2 năm hạn chế nhập cảnh - Ảnh 2.

Sinh viên Việt Nam trong một hoạt động tại Nhật - Ảnh: VSYA

Tháng 3-2020, Nhật bắt đầu hạn chế người nước ngoài nhập cảnh, trong đó có du học sinh khi dịch COVID-19 lan rộng trên thế giới. 

Theo Trịnh Thành Luân, cựu chủ tịch Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật (VYSA), từ đó đến nay, Nhật có một số ít lần mở cửa biên giới cho sinh viên quốc tế nhưng thời gian mở thường khá ngắn ngủi, từ vài tuần đến một tháng, trong khi thủ tục xét visa lại tương đối rườm rà. Chưa kể một số trường hợp, sinh viên không thuộc diện ưu tiên.

Điển hình vào ngày 8-11-2021, chính quyền Nhật nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới, cho phép một số sinh viên nhập cảnh. 

Chưa đầy một tháng sau, Thủ tướng Nhật Kishida Fumio công bố sẽ tạm ngừng các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh mới kể từ ngày 30-11-2021. Quy định này hiện được kéo dài đến hết tháng 2-2022.

"Trong 2 năm qua, số lượng các bạn chưa sang được Nhật liên lạc đến hội để nhờ được tư vấn, hỗ trợ rất nhiều - Luân chia sẻ - Mình cũng đã thấy nhiều bạn không đợi được. Riêng những bạn còn chờ đợi đến ngày hôm nay, bản thân mình cảm thấy rất khâm phục".

Theo Đài truyền hình NHK (Nhật), những chính sách nhập cảnh của Nhật gây ảnh hưởng đến khoảng 147.000 sinh viên quốc tế đang chờ đợi đến học các trường đại học và trường Nhật ngữ tại nước này. 

Ngoài du học sinh, số lượng thực tập sinh đến Nhật cũng chịu nhiều tác động. Tờ Asahi Shimbun, 1 trong 4 tờ báo lớn nhất ở Nhật, thống kê trong bài viết mới đây cho thấy có đến khoảng 50.000 thực tập sinh người Việt dự định sang Nhật vẫn đang "mắc kẹt" ở quê nhà suốt 2 năm qua. 

"Không thể đến Nhật, không có tiền lương, các thực tập sinh ngày càng thất vọng, đặc biệt với những người đang trong cảnh phải vay mượn tiền", tờ Asahi Shimbun viết.

Sẽ có bước ngoặt trong tháng 3?

Ngày 17-2, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết Nhật Bản sẽ nới lỏng các quy định về kiểm soát biên giới để chống dịch COVID-19 của nước này.

Từ tháng 3-2022, số người được nhập cảnh mỗi ngày vào Nhật sẽ được nâng từ 3.500 người lên 5.000 người.

Trước đó, ông Tomohiro Yamamoto, chủ tịch Ủy ban Giáo dục và khoa học của Đảng LDP đang nắm quyền, đặt ra nguy cơ thị trường du học Nhật sẽ mất sức hút với các sinh viên quốc tế khi các bạn có thể chuyển hướng lựa chọn những điểm đến tiềm năng khác.

Mối lo này hoàn toàn có cơ sở. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện truyền thông của một trung tâm du học Nhật tại TP.HCM cho biết từ năm 2020 đến nay, chỉ khoảng 5 trong số 30 hồ sơ du học mà trung tâm này nhận hỗ trợ là sang được Nhật. Số còn lại đã quyết định đổi nơi học.

"Đài Loan và Hàn Quốc là những thị trường du học có nhiều nét tương đồng với Nhật trong khi học phí khá cạnh tranh, các chính sách nhập cảnh cũng dễ dàng hơn", vị này nói.

Tới nơi lại bỏ tiền bay về

Trần Nguyên Tuấn Tú (21 tuổi), hiện đang học ở Trường Nhật ngữ Tokyo Johoku (Tokyo), là một trong số du học sinh Việt may mắn đặt chân đến Nhật trong năm qua.

Tú chia sẻ phải mất đến 1 năm bạn mới hoàn thành tất cả thủ tục. Đầu tháng 1-2021, Tú bay tới Nhật, ngay sau đó ít hôm, Nhật quay trở lại đóng cửa biên giới. Đến nơi, Tú đã trễ chương trình 3 tháng, phải học bù để theo kịp chương trình với các bạn.

Dù vậy, nhìn lại hành trình đã qua, Tú vẫn tự nhận mình "hên". "Có những bạn dù học bạ đẹp nhưng vẫn không được duyệt hồ sơ, có người thì chờ 2 năm đến giờ vẫn còn kẹt ở Việt Nam", Tú tâm sự.

"Còn một bạn đi cùng với mình sang Nhật đã chi gần 50 triệu đồng để bay gấp về Việt Nam, phải bỏ ngang việc học do bị sốc khi thấy môi trường không như mong đợi".

VIÊN VY

Sau gần 2 năm đóng biên giới, New Zealand sẽ đón du học sinh từ 13-4

TTO - Đây là một trong nhiều bước đi mở cửa biên giới vừa được New Zealand đưa ra. Cho đến nay, New Zealand là một trong số ít quốc gia duy trì những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.


TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Các hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên cả nước đều khởi động từ đầu tháng 7.

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Sáng 5-7, thí sinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã mặc áo dài, trang phục dân tộc, 'quần đùi áo số'... hội tụ về Trường đại học Sư phạm Hà Nội để thi năng khiếu xét tuyển vào ngành sư phạm.

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar