04/05/2017 09:16 GMT+7

Dự án ngập triều TP.HCM: 1,5 triệu m3 bùn đổ đi đâu?

NGUYỄN TRIỀU - NGỌC ẨN
NGUYỄN TRIỀU - NGỌC ẨN

TTO - Đây là lượng bùn phát sinh từ các công trình thi công dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM do Công ty TNHH Trung Nam BT 154 (gọi tắt là Công ty Trung Nam) đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Bãi tiếp nhận vật liệu thải, bùn, đất thuộc dự án chống ngập của Công ty Trung Nam tại huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: Q.Định

Ngày 3-5, ông Nguyễn Tâm Tiến - giám đốc Công ty Trung Nam - cho hay các đơn vị liên quan vẫn chưa thống nhất được hướng xử lý đối với toàn bộ lượng bùn phát sinh từ dự án. Trong khi đó, lượng bùn phát sinh từ lúc khởi công cho đến thời điểm này ước khoảng 430.000m3 được đổ tại các bãi thải ở hai huyện Bình Chánh, Nhà Bè.

Không phải bùn nguy hại?

Tháng 9-2016, Công ty Trung Nam khởi công xây dựng các công trình đê kè và cống kiểm soát triều thuộc dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trên địa bàn các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Bình Chánh, Nhà Bè.

Tổng khối lượng bùn từ việc đào móng thi công và nạo vét khai thông dòng chảy ước tính khoảng 1,51 triệu m3.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt, lượng bùn phát sinh này “dự kiến sẽ được vận chuyển về bãi chứa Đa Phước thuộc xã Đa Phước, huyện Bình Chánh”. Đây là nơi duy nhất tại TP.HCM được quy hoạch để tiếp nhận và xử lý bùn thải phát sinh trên địa bàn.

Khi bắt tay thực hiện dự án, Công ty Trung Nam có văn bản đề nghị Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh (gọi tắt là Công ty Sài Gòn Xanh) - chủ đầu tư khu xử lý bùn thải Đa Phước - tiếp nhận lượng bùn này.

Công ty Sài Gòn Xanh đồng ý tiếp nhận và đề nghị Công ty Trung Nam cung cấp kế hoạch vận chuyển. Tuy nhiên, khi Công ty Trung Nam đề nghị báo giá thì không nhận được phản hồi chính thức từ Công ty Sài Gòn Xanh.

“Họ chỉ nói miệng rằng chi phí xử lý bùn nguy hại là 565.000 đồng/tấn, tức khoảng 800.000 đồng/m3” - ông Tiến nói.

Tuy nhiên, ông Tiến cho biết đã thuê Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường ETM phân tích chất lượng bùn thải và kết quả cho thấy các chỉ số đều thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

“Chúng tôi đã đề nghị Công ty Sài Gòn Xanh báo giá tiếp nhận và xử lý như bùn thải thông thường nhưng không được đơn vị này phản hồi. Trong thời gian chờ đợi, lượng bùn phát sinh từ lúc khởi công đến nay khoảng 430.000m3, chúng tôi đổ tại ba bãi đổ bùn thông thường tại hai huyện Bình Chánh, Nhà Bè.

Kết quả phân tích và việc đổ bùn đã được báo cáo Chi cục Bảo vệ môi trường TP và đơn vị này cũng không có ý kiến gì” - ông Tiến nói.

Bãi tiếp nhận vật liệu thải, bùn, đất thuộc dự án chống ngập của Trung Nam Group gần cầu Rạch Rộp 1 trong Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM (ảnh chụp chiều 3-5) - Ảnh: Quang Định

Chưa phân loại là bùn gì

Theo quyết định 44/2015/QĐ-UB ngày 9-9-2015 của UBND TP.HCM về quản lý bùn thải trên địa bàn, bùn thải phát sinh từ các dự án cải thiện môi trường, hạ tầng giao thông (gọi chung là bùn nạo vét) phải thu gom, vận chuyển về khu vực xử lý bùn tập trung theo quy hoạch của TP.

Và cho đến thời điểm hiện nay, khu xử lý bùn thải của Công ty Sài Gòn Xanh là đơn vị duy nhất được quy hoạch.

Cũng theo quyết định nói trên, chi phí xử lý bùn nạo vét từ các công trình cải thiện môi trường, hạ tầng giao thông được chi trả từ nguồn ngân sách hoặc kinh phí vệ sinh môi trường được bố trí cho dự án.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, trong hợp đồng BT đã ký kết với UBND TP, trong đó không tính chi phí xử lý bùn ô nhiễm. Do đó, nếu có phát sinh chi phí này thì ngân sách TP sẽ tốn khoảng 1.000 tỉ đồng.

“Hiện nay đất bùn ở dự án đã được xác định đều đạt quy chuẩn cho phép và thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại nên không nhất thiết phải xử lý, vì vậy không nhất thiết phải tốn tiền để xử lý bùn” - ông Tiến nói.

Tại cuộc họp do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP chủ trì ngày 30-3, các bên vẫn chưa thống nhất được sẽ xử lý lượng bùn từ dự án này như thế nào. Do đó Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường hướng dẫn cách xử lý.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 3-5, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, cho biết về nguyên tắc, việc xử lý bùn thải từ các dự án phải tuân thủ theo phương án đã được phê duyệt của báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Dù là bùn thải không nguy hại cũng phải được thu gom, xử lý theo quy trình đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Bà Mỹ cho biết sở sẽ xem xét các quy định liên quan trước khi có ý kiến chính thức.

“Hiện TP đã có quy hoạch khu xử lý bùn thải tập trung để xử lý lượng bùn phát sinh tại các dự án nạo vét, xây dựng. Tôi chưa kịp tìm hiểu xem trong hợp đồng đơn vị thi công ký kết với chủ đầu tư đã có tính đến chi phí xử lý lượng bùn phát sinh hay chưa. Tôi nghĩ đây chỉ đơn thuần là vấn đề hợp đồng kinh tế giữa các bên” - bà Mỹ nói.

NGUYỄN TRIỀU - NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chào cờ đầu tiên ở phường Xuân Hòa, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đặt hàng xây dựng phường kiểu mẫu

Sáng 1-7, phường Xuân Hòa, TP.HCM tổ chức buổi chào cờ đầu tiên khi bắt đầu chính quyền đô thị 2 cấp.

Chào cờ đầu tiên ở phường Xuân Hòa, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đặt hàng xây dựng phường kiểu mẫu

Địa chỉ, trụ sở làm việc các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai từ 1-7

Từ 1-7, tỉnh Lào Cai mới (sáp nhập tỉnh Yên Bái và Lào Cai) có 99 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 89 xã và 10 phường, trong đó có 8 xã không thực hiện sắp xếp.

Địa chỉ, trụ sở làm việc các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai từ 1-7

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính về đất đai có thể xử lý được ở phường, xã mới

Hà Nội hướng dẫn thủ tục nào có thể xử lý ở Trung tâm phục vụ hành chính công cấp TP, thủ tục có thể xử lý ở điểm phục vụ hành chính cấp xã mới.

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính về đất đai có thể xử lý được ở phường, xã mới

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Trong mắt nhiều người, một nhân sự giỏi nghỉ việc khi mọi điều kiện dường như đều ổn là chuyện khó hiểu.

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Ông Trần Cẩm Tú: Hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam là bước ngoặt trong chiến lược phát triển

Theo ông Trần Cẩm Tú, Đà Nẵng mới vừa là thành phố có diện tích lớn nhất, vừa có nền tảng đa dạng, phong phú là khởi đầu thuận lợi.

Ông Trần Cẩm Tú: Hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam là bước ngoặt trong chiến lược phát triển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar