14/04/2020 09:09 GMT+7

Dự án giao thông kêu thiếu vốn và chờ mặt bằng

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Bộ GTVT đã giải ngân hơn 6.481 tỉ đồng, tỉ lệ đạt 21,16% so với kế hoạch vốn được giao năm 2020 (gồm hơn 4.921 tỉ đồng vốn năm 2020 và gần 1.560 tỉ đồng vốn dư của năm 2019). Mức độ giải ngân này được đánh giá là chậm.

Dự án giao thông kêu thiếu vốn và chờ mặt bằng - Ảnh 1.

Thi công tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi - Ảnh: D.B.T.

Theo Bộ GTVT, tiến độ giải ngân trong 3 tháng đầu năm 2020 chậm có nhiều lý do như: tháng 1-2020 các dự án tập trung giải ngân cho phần kế hoạch còn lại của năm 2019, kết hợp nghỉ Tết Nguyên đán, chờ trình tự, thủ tục giải phóng mặt bằng các dự án đường bộ cao tốc và một số dự án gặp vướng mắc.

Dự án cao tốc Bắc Nam, chạy đua giải phóng

Với dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông được giao vốn năm 2019 là 7.481 tỉ đồng, kết quả giải ngân đạt 92%, còn 615 tỉ đồng chuyển sang năm 2020. Năm 2020, dự án đường cao tốc Bắc - Nam được giao vốn 8.970 tỉ đồng, trong đó phân bổ cho các địa phương 5.103 tỉ đồng để tiếp tục giải phóng mặt bằng.

Đến nay, các địa phương mới hoàn thành cơ bản đo đạc, kiểm đếm và bàn giao được mặt bằng cho 454,15km/654km dự án đường cao tốc Bắc - Nam (đạt 69,5%).

Với dự án này, hầu hết việc đền bù đất nông nghiệp đã cơ bản hoàn tất trong năm 2019 nhưng với đất ở, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật lại cần có thời gian để thẩm định, phê duyệt phương án đền bù, đấu thầu khu tái định cư... Mặt khác, do có sự điều chỉnh về khung giá đất năm 2019 và 2020 nên phải phê duyệt điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo khung giá đất mới gây mất thời gian.

Theo các ban quản lý dự án của Bộ GTVT, việc giải ngân cho giải phóng mặt bằng phải hoàn thiện các thủ tục theo trình tự, khác với thi công dự án giải ngân theo khối lượng. Do vậy, khi hoàn thành các thủ tục sẽ giải ngân đồng loạt cho giải phóng mặt bằng các dự án đường cao tốc trong quý 2-2020.

Nhiều vướng mắc khác

Theo Bộ GTVT, khối lượng thi công không đạt tiến độ, giải ngân chậm ở các dự án giao thông chủ yếu là thiếu vốn và mặt bằng.

Như dự án đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi nối Cần Thơ và Kiên Giang vốn gần 6.700 tỉ đồng chủ yếu từ vốn vay ODA Hàn Quốc, được khởi công từ đầu năm 2016 đến nay đã đạt sản lượng 75,18% nhưng vướng mặt bằng cục bộ, khan hiếm nguồn cát đắp và giá cả tăng đột biến nên dự kiến tháng 9-2020 mới hoàn thành thay vì tháng 6-2020 như kế hoạch.

Đặc biệt, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vốn 31.320 tỉ đồng, thi công từ năm 2015, đến nay sản lượng thi công xây lắp toàn tuyến đạt khoảng 10.532 tỉ đồng trong số 13.624 tỉ đồng tổng giá trị hợp đồng xây lắp, tổng sản lượng dự án mới đạt 78,19%. Năm 2019, dự án giải ngân được 614,4 tỉ đồng so với kế hoạch 1.236,2 tỉ đồng vì không được bố trí vốn đối ứng và vốn ODA. Bên cạnh đó, dự án này còn vướng mặt bằng vì năm 2019 chưa được bố trí vốn giải phóng mặt bằng, một số hạng mục điều chỉnh thiết kế chưa xong.

Điểm vướng lớn nhất cần tháo gỡ để dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành tiếp tục thi công, giải ngân vốn là xác định thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án (do chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN chuyển từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) để điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án làm cơ sở gia hạn các hiệp định vay vốn, gia hạn hợp đồng với nhà thầu...

Lại kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc

Để đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương quan tâm giải quyết, sớm bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công các dự án: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án đường cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, 8 dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông; một số dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Hòa Liên - Túy Loan, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Đối với dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN còn vướng mắc như Bến Lức - Long Thành và Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc làm cơ sở thực hiện các thủ tục liên quan để đẩy nhanh tiến độ thi công.

BOT cao tốc Bắc Nam có thiếu vốn?

TTO - Nhìn hàng loạt dự án bất động sản quy mô hàng nghìn tỉ sẽ thấy không thiếu vốn làm BOT cao tốc Bắc Nam. Quan trọng Nhà nước phải tạo ra một sân chơi đủ hấp dẫn, bảo đảm cạnh tranh công bằng, sòng phẳng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Nhà máy sản xuất bia Budweiser thuộc Tập đoàn AB InBev tại Bình Dương đã nâng công suất lên 100 triệu lít/năm, gấp đôi so với thời điểm bắt đầu vận hành vào năm 2015.

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Thị trường nội địa là ‘pháo đài’ vững chắc để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần

Nhiều chuyên gia đồng tình rằng thị trường nội địa không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa, mà còn là nơi để doanh nghiệp Việt thử nghiệm sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tạo đà phục hồi sản xuất.

Thị trường nội địa là ‘pháo đài’ vững chắc để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar