20/02/2020 13:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đột phá nghiên cứu corona: lập bản đồ cấu trúc phân tử 3D virus

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc lập bản đồ 3D cấu trúc phân tử của virus corona. Đây là bước đột phá quan trọng trong việc phát triển vắcxin và phương pháp điều trị.

Đột phá nghiên cứu corona: lập bản đồ cấu trúc phân tử 3D virus - Ảnh 1.

Bản đồ cấu trúc phân tử 3D của protein dằm của virus corona chủng mới - Ảnh: AFP

Các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Science hôm 19-2 rằng họ đã tạo ra bản đồ 3D đầu tiên về cấu trúc phân tử của protein dằm (spike protein) của virus corona chủng mới (là phần mà virus gắn vào tế bào của người và bắt đầu lây nhiễm). Đây là một bước quan trọng trong việc phát triển vắcxin (vaccine) và phương pháp điều trị dịch COVID-19.

Hiện số người chết vì dịch COVID-19 đã vượt hơn 2.000, hầu hết ở Trung Quốc đại lục, nơi có hơn 74.000 ca nhiễm bệnh từ khi dịch bùng phát vào cuối tháng 12 năm ngoái.

Theo hãng AFP, nhóm nghiên cứu từ đại học Texas tại Austin và Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) ban đầu nghiên cứu mã di truyền của virus được các nhà khoa học Trung Quốc công khai, sau đó sử dụng công nghệ tiên tiến được gọi là kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh để tạo ra protein dằm.

Phần protein này có trong màng bọc của virus corona và được virus sử dụng để xâm nhập tế bào của vật chủ trong quá trình lây nhiễm. Xác định protein dằm giúp ích rất nhiều cho việc phát triển vắcxin, kháng thể để để chẩn đoán và điều trị bệnh.

"Protein dằm là kháng nguyên mà chúng tôi muốn đưa vào cơ thể người để khiến hệ miễn dịch phản ứng tạo kháng thể chống lại khi con người nhiễm virus thực sự", nhà khoa học Jason McLellan, người đứng đầu nghiên cứu từ đại học Texas cho biết.

Protein dằm đang được NIH thử nghiệm như một loại vắcxin tiềm năng cho dịch COVID-19.

Bản đồ 3D nói trên cũng giúp các nhà khoa học tạo ra các protein mới để bám vào các phần khác nhau của protein dằm và ngăn chúng hoạt động, tiền đề tìm ra phương pháp điều trị cho những người đã nhiễm bệnh.

Một điểm hữu ích nữa của bản đồ 3D cấu trúc phân tử là nó chỉ ra kích thước và vị trí của chuỗi phân tử đường mà virus corona sử dụng để tránh bị hệ thống miễn dịch của con người phát hiện.

Trung Quốc đã có thuốc chống virus corona bán ra thị trường

TTO - Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc đã cho phép bán ra thị trường thuốc chống virus corona chủng mới có tên Favilavir. Một loại thuốc chống sốt rét cũng được bổ sung vào phác đồ điều trị các bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar