16/04/2025 11:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Động thổ xây đền thờ chúa Nguyễn Hoàng ở nơi từng có miếu thờ chúa 400 năm trước

Đền thờ chúa Nguyễn Hoàng được xây dựng ở làng An Nha, xã Gio An với kiến trúc cổ kính, 3 gian 2 chái. Hơn 400 năm trước, một ngôi miếu thờ chúa từng được dựng lên nơi đây nhưng tàn phai qua dâu bể thời gian.

nguyễn hoàng - Ảnh 1.

Các bô lão làng An Nha đặt đá, động thổ xây dựng đền thờ chúa Nguyễn Hoàng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Sáng 16-4, UBND xã Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) long trọng tổ chức lễ động thổ, đặt viên đá đầu tiên xây dựng đền thờ chúa tiên Nguyễn Hoàng tại thôn An Nha. Sự kiện này thể hiện lòng tri ân sâu sắc của người dân Gio An đối với vị chúa có công mở mang bờ cõi.

Niềm phấn khởi khi dựng lại đền thờ chúa

Buổi lễ diễn ra trong sự đồng lòng và niềm phấn khởi của đông đảo nhân dân, bô lão.

Theo UBND xã Gio An, ngôi đền thờ được xây dựng quay về phía bắc, kinh phí khoảng 2 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa. Đền thờ có thiết kế cổ kính, 3 gian 2 chái theo truyền thống.

Sau khi hoàn thành, địa phương tiếp tục kêu gọi ủng hộ để đúc tượng đồng chúa Nguyễn, tạo nên không gian thờ tự trang nghiêm và linh thiêng.

Xây đền thờ chúa Nguyễn Hoàng, dự kiến hoàn thành vào tháng 8-2025

Ông Nguyễn Trường Cẩm, 76 tuổi, nguyên là hội chủ làng An Nha, người đã dành nhiều tâm huyết cho việc khôi phục di tích, chia sẻ: "Nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở xây dựng lại một nơi thờ tự xứng đáng cho chúa tiên. Hôm nay chứng kiến lễ động thổ, bà con rất phấn khởi vì ước mơ bao lâu nay thành hiện thực".

nguyễn hoàng - Ảnh 2.

Phác thảo đền thờ chúa Nguyễn - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ông Nguyễn Văn Song - chủ tịch UBND xã Gio An - thông tin ý tưởng xây dựng lại đền thờ chúa Nguyễn Hoàng đã được ấp ủ từ lâu, nhưng phải đến năm 2023, dự án mới thực sự được triển khai qua nhiều giai đoạn chuẩn bị và kết nối.

Đền thờ dự kiến hoàn thành vào tháng 8 năm nay, trùng với dịp sinh nhật của chúa Nguyễn Hoàng, để người dân và du khách có thể đến chiêm bái, tưởng nhớ vị chúa có công lao to lớn trong lịch sử dân tộc.

Việc xây dựng đền thờ không chỉ là công trình vật chất mà còn là hành động mang ý nghĩa văn hóa và nhân văn sâu sắc, góp phần giáo dục truyền thống và khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng.

Đây là đền thờ chúa Nguyễn đầu tiên ở vùng đất Quảng Trị - nơi chúa vào mở cõi.

nguyễn hoàng - Ảnh 3.

Nền móng của miếu thờ chúa Nguyễn Hoàng 400 năm trước, với các đế trụ đá còn sót lại - Ảnh: HOÀNG TÁO

Dấu tích miếu thờ chúa 400 năm trước

Ngay phía trước địa điểm xây dựng đền thờ mới là dấu tích của một miếu thờ chúa Nguyễn Hoàng được dựng lên 400 năm trước.

Theo ghi nhận, di tích gốc hiện vẫn còn nền đá, các đế trụ đá, tường đá bao quanh và những cây dứa cổ kính. 

Phía trước nền ngôi miếu cổ có một cồn đất tự nhiên, được xem như một bình phong che chắn. 

Theo các tài liệu lịch sử, vào năm 1572, sau khi đánh thắng quân Mạc xâm lược, chúa Nguyễn Hoàng đã cho những binh lính nhà Mạc đầu hàng ở lại vùng đất Cồn Tiên, đặt làm 36 phường thuộc tổng Bái Ân.

Tổng Bái Ân xưa kia chính là vùng đất Gio An ngày nay.

Để ghi nhớ công ơn của chúa Nguyễn Hoàng, thế hệ con cháu của những người lính Mạc được tha mạng và định cư tại đây đã dựng miếu thờ chúa Nguyễn Hoàng ở An Định Nha (nay là thôn An Nha).

Động thổ xây đền thờ chúa Nguyễn Hoàng ở nơi từng có miếu thờ chúa 400 năm trước - Ảnh 5.

Hàng duối cổ bao quanh nền ngôi miếu thờ ngày xưa - Ảnh: HOÀNG TÁO

Các tài liệu lịch sử không ghi chép cụ thể về năm chính xác miếu thờ Nguyễn Hoàng được dựng, tuy nhiên có thông tin miếu được xây dựng sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613.

Năm 1823, vua Minh Mạng cho rằng việc người dân tự ý dựng miếu thờ Nguyễn Hoàng là "nhảm nhí" và đã sai đổi miếu thờ thành chùa, đặt tên là chùa Long Phước. Qua dâu bể thời gian, chùa Long Phước nay chỉ còn dấu tích là nền đá.

Chùa Long Phước được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1996. Hằng năm tại đình làng An Nha diễn ra lễ thượng nêu từ ngày 23 - 25 tháng chạp âm lịch. Cây nêu được rước từ miếu thờ chúa đến đình làng thể hiện sự kết nối giữa miếu thờ và cộng đồng làng xã.

Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của chúa Nguyễn

Quy hoạch di tích quốc gia chúa Nguyễn sẽ phục hồi để thấy được quy mô, hình ảnh một khu đô thị quân sự của chúa Nguyễn thời kỳ đầu mở cõi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar