15/09/2023 15:03 GMT+7

Đồng Tháp lấy ý kiến phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim

Ngày 15-9, Đồng Tháp tổ chức lấy ý kiến chuyên gia cho kế hoạch phục hồi hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Từ phải qua: PGS.TS Lê Quang Minh, TS Dương Văn Ni và TS Lê Phát Quới tại hội nghị lấy ý kiến chuyên gia xây dựng kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Từ phải qua: PGS.TS Lê Quang Minh, TS Dương Văn Ni và TS Lê Phát Quới tại hội nghị lấy ý kiến chuyên gia xây dựng kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Theo dự thảo kế hoạch của Vườn quốc gia Tràm Chim, mục tiêu giai đoạn 1 (2024-2025) phục hồi ít nhất 50ha sinh cảnh cỏ năng kim tạo nguồn thức ăn cho sếu đầu đỏ; 30ha lúa ma thuần loài khoảng 70% từ nguồn gene còn lại; 20ha hoa hoàng đầu ấn và tác động ít nhất 430ha tại các phân khu A1, A4, A5 để cải tạo đất.

Giai đoạn 2 (2026-2032) sẽ nâng diện tích các khu sinh cảnh cần phục hồi lên gấp nhiều lần giai đoạn 1, mục tiêu đến năm 2032 có ít nhất 1.500ha sinh cảnh được tác động nhằm cải tạo và phục hồi sinh thái, tạo nguồn thức ăn cho sếu.

Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia sao cho đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy trong giai đoạn mùa khô tại vườn. Mực nước thí điểm giai đoạn 1 tại các khu A2 155cm, khu A3 130cm, khu A4 125cm và khu A5 125cm (căn cứ mực thước tại các cống).

Tiến sĩ Trần Triết - thành viên Hội Sếu quốc tế - cho biết kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2010-2022, việc giữ mực nước cao quanh năm từ cuối năm 2016 đến nay đã làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu.

"Vì vậy mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái sẽ không đạt được tại vườn khi còn giữ mực nước như 7 năm qua", ông Triết nói.

Ngoài sếu đầu đỏ, Vườn quốc gia Tràm Chim còn 32 loài có giá trị bảo tồn trong tổng số hơn 320 loài chim từng trú ngụ nơi đây - Ảnh: NGUYỄN VĂN HÙNG

Ngoài sếu đầu đỏ, Vườn quốc gia Tràm Chim còn 32 loài có giá trị bảo tồn trong tổng số hơn 320 loài chim từng trú ngụ nơi đây - Ảnh: NGUYỄN VĂN HÙNG

PGS.TS Lê Quang Minh - chuyên gia khoa học nông nghiệp và môi trường - cho rằng bên cạnh vấn đề pháp lý, mấu chốt của đề án cần sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí, thông tin rộng rãi đến dư luận hiểu một cách toàn diện, mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái.

"Ngoài chế độ điều tiết mực nước còn vấn đề chất lượng đất, tôi đề nghị khảo sát kỹ. Kế hoạch sắp tới sẽ tác động khá nhiều, việc quản lý đất có nên cày xới nhiều hay không, theo tôi càng ít can thiệp vào tự nhiên sẽ càng tốt", ông Minh nói.

Cùng quan điểm với các chuyên gia, tiến sĩ Dương Văn Ni - giám đốc Mạng lưới các trường đại học đất ngập nước - khẳng định các biện pháp phục hồi hệ sinh thái mang ý nghĩa bảo tồn, ngoài sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền tỉnh Đồng Tháp còn cần sự nhất quán về thông tin, đầy đủ, khách quan.

Theo tiến sĩ Ni, kế hoạch điều tiết mực nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã được hơn 100 chuyên gia trong nước và hàng chục chuyên gia quốc tế, sinh viên thực hiện, nghiên cứu các năm 2008, 2016, 2022 mỗi giai đoạn 18 tháng, đây là cơ sở rất chắc chắn. Do việc giữ mực nước cao nhiều năm, hệ sinh thái "chết ngộp".

"Chúng ta đang ở bản lề cuối cùng để khảo sát trong 2-3 năm tới sếu có quay về Tràm Chim hay không, tôi lo ngại vài năm sau nữa sếu không còn nhớ bản đồ để quay về", ông Ni nói.

Đồng Tháp xin nhận 2 con sếu đầu đỏ từ Lào về Vườn quốc gia Tràm Chim

TTO - Ngày 14-9, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết UBND tỉnh này vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin được tiếp nhận 2 con sếu đầu đỏ từ Lào về nhận nuôi tại Vườn quốc gia Tràm Chim .

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar